Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động chuyên canh hoa đến môi trường đất vùng ven đô Hà Nội
Số trang: 32
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.07 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án với mục tiêu thực hiện nhằm nghiên cứu, đánh giá tác động của hoạt động chuyên canh hoa đến chất lượng môi trường đất, đặc biệt thông qua sự đánh giá mức độ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng trong môi trường đất và ảnh hưởng của chúng đến hệ sinh học đất; trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất chuyên canh trong hoa. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động chuyên canh hoa đến môi trường đất vùng ven đô Hà Nội ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN HOÀNG LINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHUYÊN CANH HOA ĐẾN MÔI TRƢỜNG ĐẤT VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI Chuyên ngành: Môi trường đất và nước Mã số: 62440303 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội – 2016 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Văn Thiện 2. PGS.TS. Ngô Thị Tƣờng Châu Phản biện 1:…………………………………….. Phản biện 2:…………………………………….. Phản biện 3:…………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án Tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên vào hồi giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Những năm gần đây việc sử dụng phân bón, chất kích thích sinh trưởng và hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) trong thâm canh sản xuất, đặc biệt trong thâm canh hoa, rau đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại. Một thực tế hiện nay là việc sử dụng HCBVTV tràn lan, không thể kiểm soát đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái. Mặt khác, xã hội đang ngày càng phát triển nên nhu cầu lương thực và làm đẹp cho cuộc sống ngày càng tăng, vì thế nghề trồng hoa và rau trở thành nghề sản xuất chính tại một số vùng chuyên canh ngoại thành Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực và thú chơi hoa trong nước và xuất khẩu. Người dân trong một số vùng đã chuyển đổi từ trồng lúa sang chuyên canh trồng hoa, rau và nổi lên trong đó có phường Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội và xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Trong khoảng 20 năm trở lại đây đã có sự chuyển đổi cơ cấu canh tác nên đến nay kinh tế trong các hộ nông dân tại đây đã hoàn toàn thay đổi, nhiều hộ gia đình trở thành “triệu phú”, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang hoa, rau với mức thâm canh cao đã làm phát sinh những vấn đề môi trường do sử dụng phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, HCBVTV quá mức trong chuyên canh nhằm tối đa hoá lợi nhuận nên đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động chuyên canh hoa đến môi trường đất vùng ven đô Hà Nội” nhằm đánh giá tổng thể tác động của hoạt động chuyên canh hoa đến chất lượng môi trường đất và đề xuất các giải pháp canh tác bền vững cho địa bàn nghiên cứu. Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, hướng tới nền nông nghiệp bền vững cho các vùng ngoại thành Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Luận án Nghiên cứu, đánh giá tác động của hoạt động chuyên canh hoa đến chất lượng môi trường đất, đặc biệt thông qua sự đánh giá mức độ tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng trong môi trường đất và ảnh hưởng của chúng đến hệ sinh học đất; trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất chuyên canh trong hoa. 3. Những đóng góp mới của Luận án a) Đã đánh giá một cách có hệ thống các yếu tố tác động đến môi trường đất vùng chuyên canh hoa tại các ruộng trồng hoa tại phường Tây Tựu và Xã Mê Linh (Hà Nội) thông qua kết quả phân tích nước tưới, phân bón, vôi bột, hóa chất bảo vệ thực vật, tàn dư của cây hoa trong đất và đất trồng hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cúc. b) Đã xác định thấy mối liên hệ giữa mức độ bón phân và vôi cho đất trồng cây hoa đến mức độ tích lu Cu, Cd, n, s, Hg trong môi trường đất ở cả hai khu vực nghiên cứu. Hầu hết các kim loại nặng đều giảm dần theo độ sâu của phẫu diện đất. Mức độ tích lũy kim loại nặng trong đất chuyên canh hoa giảm dần theo thứ tự đất trồng hoa hồng > đất trồng hoa cúc và hoa đồng tiền > đất trồng rau. Ở tầng đất 0-20 cm trồng hoa Hồng thuộc vùng chuyên canh hoa Tây Tựu thì Cu, Cd và Pb dạng tổng số đều vượt ngưỡng QCVN 03:2008 tương ứng là 3,17 lần, 2,62 lần và 1,57 lần; Hg, n nằm trong mức an toàn, và còn ở vùng chuyên canh hoa xã Mê Linh, hàm lượng Cd và Cu tổng số trong đất vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 03:2008/BTNMT tương ứng là 2,42 lần và 2,58 lần; As, Zn, Hg nằm trong mức an toàn. d) Đã xác định thấy mối liên quan giữa sử dụng và tích lũy hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường đất trồng hoa. Trong đất trồng hoa ở hai vùng nghiên cứu tìm thấy nhiều loại hóa chất bảo vệ thực vật, nhưng chỉ có các chất clo hữu cơ thì vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 15:2008/BTNMT. Ở Tây Tựu, DDT trong đất trồng hoa Hồng vượt 1,42-1,65 lần, đất trồng hoa cúc vượt không đáng kể; Ở Mê Linh, mức độ tích lũy trong đất trồng hoa hồng lớn hơn trong đất trồng hoa cúc và hoa đồng tiền, thấp nhất là đất trồng rau. Lượng BHC, DDT, DDE vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 15:2008/BTNMT, trong đó BHC trong đất trồng hoa Hồng vượt 10,4-12,7 lần. e) Đã dụng chỉ số đa dạng H’ và chỉ số đồng đều J’ để đánh giá tác động của hoạt động chuyên canh hoa, cho thấy cấu trúc quần xã chân khớp bé Collembola ở các ruộng thu mẫu ở Tây Tựu và Mê Linh đã chịu ảnh hưởng bởi lượng sự ô nhiễm KLN và HCBVTV. Điều này thể hiện ở chỗ, trong ruộng chuyên canh trồng hoa mức độ đa dạng H’ của quần xã 1 động vật chân khớp bé Collembola thấp hơn so trong đất đối chứng; so với đất đối chứng, quần xã ở các ruộng chuyên canh trồng hoa lại kém bền vững, kém ổn định hơn so với đất đối chứng không bị tác động bởi sự tích tụ chất gây ô nhiễm.Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận các loài ưu thế vượt trội ở các ruộng chuyên canh trồng hoa riêng biệt ở Tây Tựu là Isotomurus palutris, Cryptopygus thermophilus, Sminthurides bothrium, Isotomurus punctiferus, Cyphoderus javanus; và ở Mê Linh là Isotomurus palutris, Cyphoderus javanus, Protaphorura tamdaona. Các l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động chuyên canh hoa đến môi trường đất vùng ven đô Hà Nội ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN HOÀNG LINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHUYÊN CANH HOA ĐẾN MÔI TRƢỜNG ĐẤT VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI Chuyên ngành: Môi trường đất và nước Mã số: 62440303 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội – 2016 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Văn Thiện 2. PGS.TS. Ngô Thị Tƣờng Châu Phản biện 1:…………………………………….. Phản biện 2:…………………………………….. Phản biện 3:…………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án Tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên vào hồi giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Những năm gần đây việc sử dụng phân bón, chất kích thích sinh trưởng và hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) trong thâm canh sản xuất, đặc biệt trong thâm canh hoa, rau đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại. Một thực tế hiện nay là việc sử dụng HCBVTV tràn lan, không thể kiểm soát đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái. Mặt khác, xã hội đang ngày càng phát triển nên nhu cầu lương thực và làm đẹp cho cuộc sống ngày càng tăng, vì thế nghề trồng hoa và rau trở thành nghề sản xuất chính tại một số vùng chuyên canh ngoại thành Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực và thú chơi hoa trong nước và xuất khẩu. Người dân trong một số vùng đã chuyển đổi từ trồng lúa sang chuyên canh trồng hoa, rau và nổi lên trong đó có phường Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội và xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Trong khoảng 20 năm trở lại đây đã có sự chuyển đổi cơ cấu canh tác nên đến nay kinh tế trong các hộ nông dân tại đây đã hoàn toàn thay đổi, nhiều hộ gia đình trở thành “triệu phú”, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang hoa, rau với mức thâm canh cao đã làm phát sinh những vấn đề môi trường do sử dụng phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, HCBVTV quá mức trong chuyên canh nhằm tối đa hoá lợi nhuận nên đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động chuyên canh hoa đến môi trường đất vùng ven đô Hà Nội” nhằm đánh giá tổng thể tác động của hoạt động chuyên canh hoa đến chất lượng môi trường đất và đề xuất các giải pháp canh tác bền vững cho địa bàn nghiên cứu. Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, hướng tới nền nông nghiệp bền vững cho các vùng ngoại thành Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Luận án Nghiên cứu, đánh giá tác động của hoạt động chuyên canh hoa đến chất lượng môi trường đất, đặc biệt thông qua sự đánh giá mức độ tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng trong môi trường đất và ảnh hưởng của chúng đến hệ sinh học đất; trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất chuyên canh trong hoa. 3. Những đóng góp mới của Luận án a) Đã đánh giá một cách có hệ thống các yếu tố tác động đến môi trường đất vùng chuyên canh hoa tại các ruộng trồng hoa tại phường Tây Tựu và Xã Mê Linh (Hà Nội) thông qua kết quả phân tích nước tưới, phân bón, vôi bột, hóa chất bảo vệ thực vật, tàn dư của cây hoa trong đất và đất trồng hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cúc. b) Đã xác định thấy mối liên hệ giữa mức độ bón phân và vôi cho đất trồng cây hoa đến mức độ tích lu Cu, Cd, n, s, Hg trong môi trường đất ở cả hai khu vực nghiên cứu. Hầu hết các kim loại nặng đều giảm dần theo độ sâu của phẫu diện đất. Mức độ tích lũy kim loại nặng trong đất chuyên canh hoa giảm dần theo thứ tự đất trồng hoa hồng > đất trồng hoa cúc và hoa đồng tiền > đất trồng rau. Ở tầng đất 0-20 cm trồng hoa Hồng thuộc vùng chuyên canh hoa Tây Tựu thì Cu, Cd và Pb dạng tổng số đều vượt ngưỡng QCVN 03:2008 tương ứng là 3,17 lần, 2,62 lần và 1,57 lần; Hg, n nằm trong mức an toàn, và còn ở vùng chuyên canh hoa xã Mê Linh, hàm lượng Cd và Cu tổng số trong đất vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 03:2008/BTNMT tương ứng là 2,42 lần và 2,58 lần; As, Zn, Hg nằm trong mức an toàn. d) Đã xác định thấy mối liên quan giữa sử dụng và tích lũy hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường đất trồng hoa. Trong đất trồng hoa ở hai vùng nghiên cứu tìm thấy nhiều loại hóa chất bảo vệ thực vật, nhưng chỉ có các chất clo hữu cơ thì vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 15:2008/BTNMT. Ở Tây Tựu, DDT trong đất trồng hoa Hồng vượt 1,42-1,65 lần, đất trồng hoa cúc vượt không đáng kể; Ở Mê Linh, mức độ tích lũy trong đất trồng hoa hồng lớn hơn trong đất trồng hoa cúc và hoa đồng tiền, thấp nhất là đất trồng rau. Lượng BHC, DDT, DDE vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 15:2008/BTNMT, trong đó BHC trong đất trồng hoa Hồng vượt 10,4-12,7 lần. e) Đã dụng chỉ số đa dạng H’ và chỉ số đồng đều J’ để đánh giá tác động của hoạt động chuyên canh hoa, cho thấy cấu trúc quần xã chân khớp bé Collembola ở các ruộng thu mẫu ở Tây Tựu và Mê Linh đã chịu ảnh hưởng bởi lượng sự ô nhiễm KLN và HCBVTV. Điều này thể hiện ở chỗ, trong ruộng chuyên canh trồng hoa mức độ đa dạng H’ của quần xã 1 động vật chân khớp bé Collembola thấp hơn so trong đất đối chứng; so với đất đối chứng, quần xã ở các ruộng chuyên canh trồng hoa lại kém bền vững, kém ổn định hơn so với đất đối chứng không bị tác động bởi sự tích tụ chất gây ô nhiễm.Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận các loài ưu thế vượt trội ở các ruộng chuyên canh trồng hoa riêng biệt ở Tây Tựu là Isotomurus palutris, Cryptopygus thermophilus, Sminthurides bothrium, Isotomurus punctiferus, Cyphoderus javanus; và ở Mê Linh là Isotomurus palutris, Cyphoderus javanus, Protaphorura tamdaona. Các l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường Môi trường đất Hoạt động chuyên canh hoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 413 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 376 1 0 -
206 trang 299 2 0
-
174 trang 296 0 0
-
228 trang 259 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 226 0 0 -
32 trang 210 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 207 0 0 -
208 trang 198 0 0
-
27 trang 189 0 0