Danh mục

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đặc điểm phát thải các chất U-POPs trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 664.95 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá các đặc điểm phát thải về nồng độ và đồng loại dioxin từ các lò luyện thép bằng công nghệ lò hồ quang điện (EAF) và lò nung clanhke xi măng bằng công nghệ lò quay với tháp trao đổi nhiệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đặc điểm phát thải các chất U-POPs trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------------------- Nguyễn Văn Thường NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÁT THẢI CÁC CHẤT U-POPs TRONG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Khoa học môi trường Mã số : 62440301TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội - 2017 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Quang Huy TS. Nguyễn Hùng MinhPhản biện 1:…………………………………………………Phản biện 2:…………………………………………………Phản biện 3:…………………………………………………Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Đại học Quốcgia họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên vàohồi……….giờ,..…….phút, ngày……….tháng………năm 2017.Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam;- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Dioxin và furan có tên gọi chung là dioxin, là chất có độc tính cao nhất,điển hình nhất trong nhóm các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs). Cácchất này được hình thành như là sản phẩm phụ, không chủ định trong một sốquá trình đốt cháy và sản xuất công nghiệp. Dioxin là một trong các nhómchất được đưa vào danh mục các chất POPs phát sinh không chủ định (U-POPs) cần ưu tiên giảm thiểu của Công ước Stockholm. Trước khi trở thànhchất ô nhiễm được quan tâm nghiên cứu hàng đầu trên thế giới, nhân loại đãchứng kiến sự cố gây ra các thảm họa môi trường liên quan đến dioxin điểnhình ở Seveco, Italy năm 1976 [Mitsuo., K, 1976]. Ở Việt Nam, quân đội Mỹđã sử dụng các chất khai quang có chứa dioxin (hay còn gọi là chất độc dacam/dioxin) làm xuất hiện một lượng khá lớn dioxin trong môi trường ở miềnNam Việt Nam [Văn phòng BCĐ 33, 2007]. Ngày nay, dioxin được xác định là sản phẩm phụ, được tạo ra không chủđịnh từ quá trình sản xuất trong một số quá trình đốt ở nhiệt độ thấp như đốtchất thải, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, sản xuất giấy, nhiệt điện,…[Heidelore., F, 2003]. Dioxin là các hợp chất rất bền trước các tác nhân phânhủy hóa học, vật lý và sinh học, tan tốt trong mỡ động vật và từ đó tích lũytrong các chuỗi thức ăn gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, phátthải dioxin vào môi trường không khí, đặc biệt là từ một số ngành công nghiệpcó liên quan đến quá trình nhiệt cần được kiểm soát, giúp cho các nhà sản xuấtvà quản lý có chính sách phù hợp nhằm làm giảm thiểu sự phát thải dioxin vàomôi trường. Từ những năm 1987 việc kiểm soát môi trường ở Mỹ cho thấy các nguồnphát thải dioxin chủ yếu là đốt rác thải đô thị chiếm 68%, đốt rác y tế chiếm12,3%, sản xuất xi măng chiếm 8,9% và đốt cháy sinh khối khác chiếm 3%.Năm nguồn này chiếm tới 95,9% tổng lượng phát thải 2,3,7,8-TCDD vào môitrường không khí ở Mỹ [US EPA, 1997]. Gần đây, các nhà khoa học HànQuốc, Nhật Bản, Canada, Mỹ đã công bố các nghiên cứu về sự phát thải vàđánh giá rủi ro liên quan đến dioxin từ một số ngành công nghiệp như luyệnthép, sản xuất xi măng, sản xuất giấy và lò đốt chất thải rắn [Chang., M.B,2006; Karstensen., K.H, 2006]. Trong khi đó, ở Việt Nam hướng nghiên cứudioxin trong các đối tượng môi trường đất, trầm tích, sinh vật và con ngườinhằm khắc phục hậu quả của chất độc hóa học/dioxin do quân đội Mỹ phun rảitừ năm 1961 đến 1971 đã đạt được một số kết quả khoa học và thực tiễn. Tuynhiên, các nghiên cứu liên quan đến kết quả nghiên cứu về phát thải dioxinvào môi trường từ các hoạt động công nghiệp ở Việt Nam hầu như chưa có.Do đó, cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm đặc trưng củadioxin từ các nguồn phát thải công nghiệp nhằm làm sáng tỏ sự khác biệt đặctrưng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát thải dioxin. Vì vậy, việc tiếp tụcnghiên cứu đặc điểm phát thải, cơ chế phát thải và các yếu tố ảnh hưởng tới sựphát thải dioxin trong các hoạt động công nghiệp điển hình như luyện thép vànung xi măng là hết sức cần thiết.2. Mục tiêu của luận án Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá các đặc điểm phát thải về nồngđộ và đồng loại dioxin từ các lò luyện thép bằng công nghệ lò hồ quang điện(EAF) và lò nung clanhke xi măng bằng công nghệ lò quay với tháp trao đổinhiệt. Các mục tiêu cụ thể: - Xác định ảnh hưởng của nguyên, nhiên liệu sử dụng trong sản xuất củalò luyện thép EAF và lò nung clanhke xi măng đến phát thải dioxin vào môitrường. - Đánh giá các đồng loại của dioxin trong khí thải và tro bay. - Xác định hệ số phát thải và đề xuất các biện pháp giảm phát thải dioxintừ các lò luyện thép EAF và lò nung clanhke xi măng.3. Nội dung nghiên cứu của luận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: