Danh mục

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải trong khai thác và chế biến khoáng sản chì, kẽm tại tỉnh Bắc Kạn

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là chế tạo được vật liệu biến tính từ bùn thải khu chế biến sắt; Lựa chọn được thực vật có khả năng xử lý tốt kim loại nặng trong nước; Xây dựng được giải pháp sử dụng tích hợp vật liệu và thực vật để xử lý KLN; Áp dụng thành công giải pháp nói trên quy mô pilot 5m3/ngày đêm tại khu chế biến Lũng Váng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải trong khai thác và chế biến khoáng sản chì, kẽm tại tỉnh Bắc Kạn ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Sỹ ChínhNGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN CHÌ, KẼM TẠI TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Môi trường đất và nước Mã số: 62440303 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội - 2017Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học TựNhiên – Đại học Quốc gia Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Mai Trọng Nhuận 2. PGS.TSKH. Nguyễn Xuân HảiPhản biện 1: ……………………………Phản biện 2: …………………………….Phản biện 3: …………………………….Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấmluận án tiến sĩ họp tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHNVào hồi giờ ngày tháng năm 2017Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam;- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đề Quặng hóa Pb-Zn thuộc phạm vi tỉnh Bắc Kạn chiếm tới 80% trữ lượng Pb-Zn trong cả nước, trongđó mỏ chì kẽm Chợ Đồn là một trong những tụ khoáng chì kẽm lớn của nước ta đã và đang được khai thácđem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị mà nguồn khoáng sản đem lại là vấn đề ônhiễm môi trường do hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản gây ra. Một trong những quan ngại lớnnhất về môi trường tại khu vực mỏ chì kẽm Chợ Đồn là ô nhiễm môi trường nước với tác nhân ô nhiễmchính là As, Mn, Pb, Zn, và Cd. Như vậy, khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn được lựa chọn để nghiên cứu chi tiếtphục vụ luận án xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước dựa trên các tiêu chí: tính đại diện cho mỏ Pb-Znvùng Bắc Kạn, môi trường bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vấn đề được đặt ra chínhlà nghiên cứu, xây dựng và áp dụng công nghệ đáp ứng các mục tiêu: (1) ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môitrường; (2) giảm chi phí ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm; (3) thân thiện với môi trường. Mục tiêu thứ (4) đề xuấtđược công nghệ nhằm hướng tới xử lý tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường, hạn chế đến mức tối đa chất ônhiễm phát sinh sau khi xử lý. Vì vậy, lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải trong khai thác và chế biến khoángsản chì, kẽm tại tỉnh Bắc Kạn” để thực hiện nhằm cung cấp cơ sở khoa học của việc kết hợp vật liệu tự nhiênvà thực vật bản địa để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước.2. Mục tiêu - Chế tạo được vật liệu biến tính từ bùn thải khu chế biến sắt; - Lựa chọn được thực vật có khả năng xử lý tốt kim loại nặng trong nước; - Xây dựng được giải pháp sử dụng tích hợp vật liệu và thực vật để xử lý KLN; - Áp dụng thành công giải pháp nói trên quy mô pilot 5m3/ngày đêm tại khu chế biến Lũng Váng,huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Giải pháp kết hợp vật liệu tự nhiên và thực vật địa phương trong xử lý nước thải khai thác và chếbiến khoáng sản tại mỏ Chợ Đồn cho thấy việc ứng dụng chúng vào thực tế Việt Nam có rất nhiều triểnvọng. Kết quả nghiên cứu đã góp phần tích cực phát triển hướng nghiên cứu kết hợp công nghệ ở Việt Nam.4. Những đóng góp mới của đề tài - Vật liệu biến tính được chế tạo tù bùn thải chế biến mỏ sắt và thực vật địa phương là cây Sậy(Phragmites) có khả năng xử lý tốt các kim loại nặng trong nước thải tại khu mỏ chì, kẽm; - Mô hình sử dụng vật liệu biến tính kết hợp với thực vật là một giải pháp hiệu quả trong xử lý nướcthải khai thác và chế biến khoáng sản chì, kẽm tại khu vực Lũng Váng (Chợ Đồn – Bắc Kạn) và rất có triểnvọng ứng dụng tại các khu vực khác có điều kiện tương tự. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản chì kẽm1.1.1. Hiện trạng khai thác và chế biến chì kẽm trên thế giới Trên thế giới, 80% các mỏ kẽm là mỏ hầm lò, 8% là mỏ lộ thiên, còn lại là mỏ kết hợp giữa hai dạngtrên. Các hình thức chế biến chì - kẽm trên thế giới hiện nay bao gồm: Nung và thiêu kết, phương pháp thủyluyện kim, phương pháp hỏa luyện kim1.1.2. Hiện trạng khai thác và chế biến chì kẽm ở Việt Nam Điểm khai thác và chế biến quặng Pb-Zn tập trung chủ yếu tại 4 tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, TuyênQuang và Hà Giang 11.1.3. Hiện trạng khai thác và chế biến chì kẽm khu mỏ Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn1.1.3.1. Khái quát khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn Khu vực mỏ chì kẽm Chợ Đồn là một vùng quặng có chất lượng tốt nhất và trữ lượng lớn nhất nướcta, đã được tìm kiếm thăm dò và khai thác ở các mức độ khác nhau Khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn gồm 2 khu chính: + Bắc Chợ Đồn (Chợ Điền): Lũng Hoài, Đèo An, Bình Chai, Phia Kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: