Danh mục

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thu nhận quercetin từ thực vật và đánh giá khả năng ứng dụng

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác định hàm lượng quercetin trong dịch thủy phân của thực vật bằng phương pháp HPLC. Xây dựng quy trình thu nhận chế phẩm quercetin (cao chiết thô, cao bán tinh khiết và tinh khiết) từ thực vật. Đánh giá hoạt tính sinh học một số chế phẩm quercetin thu nhận từ thực vật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thu nhận quercetin từ thực vật và đánh giá khả năng ứng dụng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Huy HoàngNGHIÊN CỨU THU NHẬN QUERCETIN TỪ THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: Hóa sinh học Mã số: 9420101.16 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội-2019 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Hóa sinh và Sinh học phân tử, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy PGS.TS. Hồ Bá DoPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấmluận án tiến sĩ họp tại………………………………………………..vào hồi giờ ngày thánh năm 20…Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thông tin-Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Do Thi Hai Anh, Le Huy Hoang, Kitsamone Shihavong,Nguyen Thai Uy, Nguyen Quang Huy (2016), “In vitro antibacterialactivity of Quercetin containing extract from Hibiscus sabdariffa L.Calyxes”, VNU Journal of Science: Natural Sciences and TechnologyT. 32 (1S), tr. 147-152. 2. Lê Huy Hoàng, Đỗ Thị Hải Anh, Đỗ Thị Huế, Trần ThịKiều Oanh, Nguyễn Quang Huy (2017), “Xác định quercetin dạng tựdo trong dịch chiết nụ hoa của cây Hòe (Sophora japonica L.) bằngphương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao”, Tạp chí Khoa học-Khoahọc Tự nhiên và Công nghệ, ĐHQGHN T. 33 (1S), tr. 214-223. 3. Lê Huy Hoàng, Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Hạnh, HồBá Do, Nguyễn Quang Huy (2019), “Nghiên cứu điều kiện thủy phâncó hỗ trợ siêu âm để thu nhận và đánh giá hoạt tính chống oxi hoácủa quercetin từ một số thực vật”, Tạp chí Khoa học-Khoa học Tựnhiên và Công nghệ, ĐHQGHN (đã chấp nhận đăng). 4. Lê Huy Hoàng, Phạm Thị Phượng, Bùi Thị Vân Khánh,Hồ Bá Do, Nguyễn Quang Huy (2019), “Đánh giá hoạt tính của chếphẩm quercetin tách từ nụ hoa hòe (Sophora japonica L.) và lá sen(Nelumbo nucifera Gaertn.)”, Tạp chí Dược học T. 519, tr. 55-58. MỞ ĐẦU Quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể sống đượcduy trì ổn định ở trạng thái cân bằng về oxy hóa và khử. Trong tìnhtrạng stress oxy hóa, sự gia tăng và tích lũy gốc tự do gây tác độngbất lợi lên các cơ quan và tổ chức, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạntính ở người. Khi đó, chế phẩm chống oxy hóa ngoại sinh thu nhận từthực vật ở dạng cao chiết (cao thô, cao bán tinh khiết) hoặc đơn chấttinh khiết, được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng để cải thiện tìnhtrạng stress oxy hóa. Trong các hợp chất thứ cấp từ thực vật có hoạttính chống oxy hóa, polyphenol được ghi nhận là nhóm phổ biếnnhất. Khi thu nhận polyphenol từ cùng loại thực vật, một số nghiêncứu đã cho thấy chế phẩm dạng bán tinh khiết có ưu việt hơn dạngtinh khiết về hoạt tính chống oxy hóa cũng như khả năng phân tántrong nước. Trong các polyphenol, flavonoid là nhóm lớn nhất, đóng vaitrò chính về hoạt tính chống oxy hóa của cây thuốc. Hơn 6000 loạiflavonoid khác nhau đã được xác định và số lượng phát hiện mới vẫntăng lên. Trong đó, quercetin là flavonoid được chú trọng nghiên cứunhiều nhất, với chế phẩm được sử dụng chủ yếu ở dạng tinh khiết thunhận từ rutin. Ở Việt Nam và một số nước châu Á, rutin được thunhận chủ yếu từ nụ hoa hòe. Cho đến nay, nghiên cứu thu nhận vàđánh giá hoạt tính sinh học của cao chiết chứa quercetin thu nhậntrực tiếp từ nụ hoa hòe Việt Nam, so sánh với dạng quercetin tinhkhiết từ rutin, chưa được đề cập. Quercetin (dạng tinh khiết) được đánh giá có hoạt tính chốngoxy hóa mạnh với hiệu quả trị liệu đa dạng. Với nhiều đích tác dụng,quercetin được ghi nhận có hoạt tính adaptogen với khả năng gia tăngsự thích ứng của cơ thể khi căng thẳng về thần kinh cũng như thểchất. Chính vì thế, quercetin được chú trọng nghiên cứu ứng dụng đểcải thiện tình trạng stress oxy hóa liên quan đến tuổi, điều kiện sống,nghề nghiệp hoặc độc tính của thuốc trong điều trị (điển hình là 1paracetamol). Gần đây, quercetin thuộc số ít các hợp chất thứ cấpđược được định hướng bổ sung vào chế độ dinh dưỡng, để tăng sứcchịu đựng cho quân nhân, vận động viên hoặc bệnh nhân. Tuy nhiên,với đặc tính khử, sau hoạt động trung hòa gốc tự do, quercetin trởthành tiền chất oxy hóa. Trong cơ thể động vật, với đặc tính là chất lạsinh học (xenobiotic) và không tan trong nước, quercetin đượcchuyển hóa bởi gan để đào thải. Khi đó, hoạt tính sinh học in vivo củaquercetin chịu sự chi phối đồng thời của dạng khử cũng như tiền chấtoxy hóa. Vấn đề này đã tạo ra thách thức lớn trong ứng dụngquercetin tinh khiết, đặc biệt là ở mức liều cao trong nhiều ngày. Điều kiện chiết xuất trong hệ dung môi hữu cơ chứa axitđược nhiều tác giả nghiên cứu, áp dụng để thu nhận quercetin chonghiên cứu hàm lượng hoặc hoạt tính sinh học. Trong đó, điển hìnhlà điều kiện chiết xuất để nghiên cứu hàm lượng quercetin, đượcGray và cộng sự tiêu chuẩn hóa trên lá bạch quả, sau đó đượcWatanabe và cộng sự áp dụng trên vỏ hành và gần đây đượcNishimuro và cộng sự áp dụng trên một số rau, quả. Điều kiện chiếtxuất trong các nghiên này đã được áp dụng thành công để tách đồngthời quercetin cùng với các flavonol trong nhiều thực vật khác nhau,có tiềm năng phát triển để thu nhận cao chiết chứa quercetin từ thựcvật cho nghiên cứu hoạt tính sinh học. Tuy nhiên, áp dụng điều kiệnchiết xuất nói để thu nhận quercetin từ nụ hoa hòe chưa được thựchiện. Bên cạnh đó, quercetin có hoạt tính adaptogen nhưng việc thunhận mẫu chứa quercetin từ thực vật adaptogen, phổ biến ở Việt Namgồm rau má, lá sen, rau đắng biển, quả ngũ vị tử, thân r ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: