Dụ trẻ ham đọc sách
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 168.77 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Con sợ đọc sách Chẳng hiểu sao từ nhỏ, cu Tí lại “ngại” đọc sách đến như thế. Nào là loại truyện tranh, câu đố thông minh, các loại sách kính vạn hoa, nhưng Tí hầu như chẳng động chạm đến quyển nào. Mẹ mua về và Tí xếp vào đó cho đẹp. Tí chỉ mê trò chơi điện tử ở máy tính của bố hay đợi xem quảng cáo trên tivi. Ngày mới đi học lớp một, mẹ đã nghĩ ra một cách để ép Tí thích đọc sách. Đó là mỗi tối, Tí phải ngồi đọc hết một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dụ trẻ ham đọc sách Dụ trẻ ham đọc sách Con sợ đọc sách Chẳng hiểu sao từ nhỏ, cu Tí lại “ngại” đọc sách đến như thế. Nào là loại truyện tranh, câu đố thông minh, các loại sách kính vạn hoa, nhưng Tí hầu như chẳng động chạm đến quyển nào. Mẹ mua về và Tí xếp vào đó cho đẹp. Tí chỉ mê trò chơi điện tử ở máy tính của bố hay đợi xem quảng cáo trên tivi. Ngày mới đi học lớp một, mẹ đã nghĩ ra một cách để ép Tí thích đọc sách. Đó là mỗi tối, Tí phải ngồi đọc hết một quyển truyện mẹ mua hoặc ít nhất là ngồi yên lặng với quyển sách đó khoảng 30 phút. Nhưng cũng vì thế mà Tí có vẻ sợ những quyển sách hơn. Cứ mỗi tối phải ngồi ôm một-quyển truyện đầy mầu sắc rực rỡ, đó cũng là “một hình phạt” đối với Tí. Ông bà nội Tí suốt ngày than thở: “Chẳng biết nó giống ai. Hồi xưa bố nó thích đọc sách là thế, không có sách mà đọc. Thế mà bây giờ nó có bao nhiêu loại sách mà lại không chịu đọc”. Mẹ nên làm gì? Mẹ cho bé làm quen với sách càng sớm càng tốt. Trẻ 1 tuổi đã có thể nhận biết những cuốn sách có tranh ảnh đẹp, màu sắc cuốn hút. Mẹ hãy dành thời gian kể những mẩu chuyện tranh đơn giản cùng lúc với việc giở cho con xem tranh ảnh về câu chuyện đó. Mẹ nên thường xuyên đọc và kể chuyện cho con nghe. Sau khi đọc, mẹ cũng nên dành thời gian để kể lại câu chuyện đó và thông điệp mà câu chuyện muốn truyền tải. Không nên chỉ đọc cho bé nghe một cách máy móc, đọc cho xong nhiệm vụ. Khuyến khích trẻ con tự kể lại câu chuyện theo ngôn ngữ của chúng. Nếu trẻ con có xé rách, làm nát, quăn mép sách, đừng vội la mắng con. Điều này sẽ khiến con chán và không muốn lại gần quyển sách vì sợ bố mẹ mắng. Nên tìm hiểu xem con thích đọc thể loại sách/loại truyện thế nào. Và nếu có thể, hãy mua loại sách đó để khuyến khích con. Không nên ép con đọc những loại sách mà bố mẹ thích. Hãy để nhiều loại sách trong tầm tay con để bất cứ khi nào thích, chúng có thể đọc ngay. Bố mẹ hãy để sách trong phòng bé, cùng với các đồ chơi để con cảm thấy việc đọc như một trò chơi thú vị. Nếu bạn không muốn chi nhiều tiền cho việc mua sách mới, hãy dạo qua hàng sách cũ hay mượn bạn bè, thư viện. Mỗi dịp cuối tuần hay ngày nghỉ lễ, thay vì dẫn con đi siêu thị mua bánh kẹo, đồ chơi, có thể bớt chút thời gian để đưa con tới nhà sách. Điều đó sẽ giúp con quen dần với sách, thích sách hơn và thích đọc sách. Ngoài sách báo, mẹ có thể mua cho con một số loại báo, tạp chí, phù hợp với lứa tuổi của con. Điều này sẽ giúp con hình thành thói quen đọc và tiếp nhận thông tin từ sách báo. Không nên cấm đoán con không được xem tivi, chơi trò chơi mà chỉ chăm chăm vào đọc sách. Nếu làm như vậy, trẻ con sẽ rất sợ hãi và ngại đọc sách, coi đó như một cực hình. Hãy để con vui chơi thoải mái, theo một giờ nhất định và có quy định thời gian. Có thể đăng ký cho con tham gia câu lạc bộ đọc sách dành cho trẻ em. Ở đây, bé có thể gặp gỡ những người có sở thích đọc sách giống con và con sẽ mau chóng học được đức tính tốt đó. Điều quan trọng nhất là bố mẹ và những người lớn trong gia đình cũng có thói quen thích đọc sách, báo, tạp chí. Đó chính là tấm gương sáng nhất và biện pháp hiệu quả nhất để dạy con thích đọc sách. Hãy để đọc sách với trẻ là một niềm vui chứ không phải như việc nhà hay một bổn phận phải làm. Theo Afamily
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dụ trẻ ham đọc sách Dụ trẻ ham đọc sách Con sợ đọc sách Chẳng hiểu sao từ nhỏ, cu Tí lại “ngại” đọc sách đến như thế. Nào là loại truyện tranh, câu đố thông minh, các loại sách kính vạn hoa, nhưng Tí hầu như chẳng động chạm đến quyển nào. Mẹ mua về và Tí xếp vào đó cho đẹp. Tí chỉ mê trò chơi điện tử ở máy tính của bố hay đợi xem quảng cáo trên tivi. Ngày mới đi học lớp một, mẹ đã nghĩ ra một cách để ép Tí thích đọc sách. Đó là mỗi tối, Tí phải ngồi đọc hết một quyển truyện mẹ mua hoặc ít nhất là ngồi yên lặng với quyển sách đó khoảng 30 phút. Nhưng cũng vì thế mà Tí có vẻ sợ những quyển sách hơn. Cứ mỗi tối phải ngồi ôm một-quyển truyện đầy mầu sắc rực rỡ, đó cũng là “một hình phạt” đối với Tí. Ông bà nội Tí suốt ngày than thở: “Chẳng biết nó giống ai. Hồi xưa bố nó thích đọc sách là thế, không có sách mà đọc. Thế mà bây giờ nó có bao nhiêu loại sách mà lại không chịu đọc”. Mẹ nên làm gì? Mẹ cho bé làm quen với sách càng sớm càng tốt. Trẻ 1 tuổi đã có thể nhận biết những cuốn sách có tranh ảnh đẹp, màu sắc cuốn hút. Mẹ hãy dành thời gian kể những mẩu chuyện tranh đơn giản cùng lúc với việc giở cho con xem tranh ảnh về câu chuyện đó. Mẹ nên thường xuyên đọc và kể chuyện cho con nghe. Sau khi đọc, mẹ cũng nên dành thời gian để kể lại câu chuyện đó và thông điệp mà câu chuyện muốn truyền tải. Không nên chỉ đọc cho bé nghe một cách máy móc, đọc cho xong nhiệm vụ. Khuyến khích trẻ con tự kể lại câu chuyện theo ngôn ngữ của chúng. Nếu trẻ con có xé rách, làm nát, quăn mép sách, đừng vội la mắng con. Điều này sẽ khiến con chán và không muốn lại gần quyển sách vì sợ bố mẹ mắng. Nên tìm hiểu xem con thích đọc thể loại sách/loại truyện thế nào. Và nếu có thể, hãy mua loại sách đó để khuyến khích con. Không nên ép con đọc những loại sách mà bố mẹ thích. Hãy để nhiều loại sách trong tầm tay con để bất cứ khi nào thích, chúng có thể đọc ngay. Bố mẹ hãy để sách trong phòng bé, cùng với các đồ chơi để con cảm thấy việc đọc như một trò chơi thú vị. Nếu bạn không muốn chi nhiều tiền cho việc mua sách mới, hãy dạo qua hàng sách cũ hay mượn bạn bè, thư viện. Mỗi dịp cuối tuần hay ngày nghỉ lễ, thay vì dẫn con đi siêu thị mua bánh kẹo, đồ chơi, có thể bớt chút thời gian để đưa con tới nhà sách. Điều đó sẽ giúp con quen dần với sách, thích sách hơn và thích đọc sách. Ngoài sách báo, mẹ có thể mua cho con một số loại báo, tạp chí, phù hợp với lứa tuổi của con. Điều này sẽ giúp con hình thành thói quen đọc và tiếp nhận thông tin từ sách báo. Không nên cấm đoán con không được xem tivi, chơi trò chơi mà chỉ chăm chăm vào đọc sách. Nếu làm như vậy, trẻ con sẽ rất sợ hãi và ngại đọc sách, coi đó như một cực hình. Hãy để con vui chơi thoải mái, theo một giờ nhất định và có quy định thời gian. Có thể đăng ký cho con tham gia câu lạc bộ đọc sách dành cho trẻ em. Ở đây, bé có thể gặp gỡ những người có sở thích đọc sách giống con và con sẽ mau chóng học được đức tính tốt đó. Điều quan trọng nhất là bố mẹ và những người lớn trong gia đình cũng có thói quen thích đọc sách, báo, tạp chí. Đó chính là tấm gương sáng nhất và biện pháp hiệu quả nhất để dạy con thích đọc sách. Hãy để đọc sách với trẻ là một niềm vui chứ không phải như việc nhà hay một bổn phận phải làm. Theo Afamily
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bí quyết sống hạnh phúc gia đình giữ tình bạn tâm lý bạn trai tâm lý trẻ thơ tâm lý sống nghệ thuât sống tâm lý bạn gái văn hóa văn phòngTài liệu cùng danh mục:
-
3 trang 685 13 0
-
2 trang 388 9 0
-
7 quyết định làm nên thành công - nxb tri thức
68 trang 265 0 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 244 3 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 234 0 0 -
Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ: Phần 2
41 trang 207 0 0 -
Dạy con, có nên cầm tay chỉ việc?
3 trang 194 0 0 -
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 189 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 188 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 187 0 0
Tài liệu mới:
-
66 trang 0 0 0
-
Giáo án Sinh hoạt ngoại khóa THPT: Hoạt động Ngày hội văn hóa dân gian năm học 2020-20201
10 trang 0 0 0 -
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Vân, Hoa Lư
13 trang 0 0 0 -
Sandbox và TrustRank của Google
4 trang 1 0 0 -
Cách kiểm tra website có bị Sandbox.
3 trang 1 0 0 -
Google Sandbox và Phương pháp kiểm tra
4 trang 1 0 0 -
Bài giảng Autocad 2D: Dùng cho phiên bản Autocad 2018 – KS. Nguyễn Văn Huy
229 trang 0 0 0 -
125 trang 0 0 0
-
129 trang 0 0 0
-
69 trang 0 0 0