Danh mục

Đưa thương hiệu lên phim ảnh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.26 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làm thế nào để tăng hiệu quả quảng cáo trên truyền hình khi người xem dị ứng với chương trình quảng cáo truyền thống? Một trong những giải pháp là “Quảng bá thương hiệu trong phim ảnh” (Product Placement, viết tắt là PP)một chuyên mục mà Công ty thương hiệu Lantabrand chính thức giới thiệu kể từ đầu tháng 11/2005. Đây là chuyên mục nhằm giúp các nhà làm phim và các nhà quản lý thương hiệu hiểu rõ hơn về hình thức truyền thông nhẹ nhàng mà dễ đi vào tâm trí khách hàng. Hình thức quảng bá này tại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đưa thương hiệu lên phim ảnh Đưa thương hiệu lên phim ảnh Làm thế nào để tăng hiệu quả quảng cáo trên truyền hình khi người xem dị ứng với chương trình quảng cáo truyền thống? Một trong những giải pháp là “Quảng bá thương hiệu trong phim ảnh” (Product Placement, viết tắt là PP)- một chuyên mục mà Công ty thương hiệu Lantabrand chính thức giới thiệu kể từ đầu tháng 11/2005. Đ ây là chuyên mục nhằm giúp các nhà làm phim và các nhà quản lý thương hiệu hiểu rõ hơn về hình thức truyền thông nhẹ nhàng mà dễ đi vào tâm trí khách hàng. Hình thức quảng bá này tại nước ta còn mang tính mới mẻ, nhưng trên thế giới đã được nhiều nước sử dụng từ lâu. V ới phương pháp PP, thương hiệu đ ược quảng bá bằng cách lồng ghép các sản phẩm vào phim, các nhân vật trên phim sử dụng thương hiệu đó một cách gần gũi và tự nhiên, nhưng thực tế đều là sự sắp đặt của quảng cáo. Hình thức này khiến cho người xem không nghĩ là quảng cáo mà là lẽ tự nhiên của đời thường. K ết quả là nhà sản xuất phim và thương hiệu đều có lợi. Các nhà làm phim có thêm kinh phí và được tài trợ các sản phẩm miễn phí. Còn các thương hiệu thì đạt được hiệu quả quảng cáo trong phim Việt Nam. Trên thế giới, nhiều thương hiệu đạt hiệu quả trông thấy khi sử dụng phương pháp quảng bá PP. Ví dụ như Ray Ban đã đề nghị sử dụng kính mát Predator 2 của họ trong phim “Men in black” (“Người mặc đồ đen”) và kết quả là doanh số tăng gấp 3 lần sau khi phim được chiếu rộng rãi. Hoặc BMW đã bỏ ra 3 triệu USD để Z3 mới của họ đ ược sử dụng trong phim “Golden Eye” (“Mắt vàng”) năm 1995, kết quả là công ty này thu 240 triệu USD. Tại Việt Nam, bước đầu những sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng như Nokia, Samsung cũng thấy xuất hiện trong các phim như “Lọ lem hè phố”, “Gái nhảy”... Nói đến PP, người ta nghĩ ngay đến phương tiện truyền thông như chương trình truyền hình và phim ảnh. Và các nhà sản xuất phim ở Hollywood, các phim trường đều có bộ phận chuyên nghiệp lo về PP. Theo phương pháp PP truyền thống, sản phẩm cần quảng bá làm hình nền cho cảnh quay, bằng cách được sắp xếp vô tình nhưng b ật nổi dễ thấy trong cảnh quay đã định. Với hình thức này, nhà sản xuất muốn “nhắc nhở” người xem nhớ đến thương hiệu đ ã trở nên quen thuộc một cách tự nhiên. Chẳng hạn, Coca-Cola đã thuyết phục đài truyền hình “sáng tạo” cảnh quay chương trình “Giải trí thể thao”, trong đó có hình ảnh Coca-Cola trên sân cỏ. Cách thứ hai là sản phẩm hoặc thương hiệu được sử dụng trực tiếp bởi diễn viên. Đây là cách dễ gây chú ý cho người xem hơn cả. Cũng có khi thương hiệu đ ược nhắc một cách bâng quơ qua mẫu thoại. Theo các chuyên gia, hình thức quảng cáo này có nhiều hiệu quả. Trước hết nó làm người xem không có cảm giác bị trói buộc, họ xem chương trình giải trí hay phim ảnh một cách tự nguyện nên không thể từ chối xem PP xuất hiện trong chương trình đó. V í dụ, họ không ấn tượng về sản phẩm bia Carlsberg, nhưng không vì thế mà họ ngừng xem phim “Spiderman” (“Người nhện”) khi có sự xuất hiện của thương hiệu này. Sản phẩm xuất hiện trong phim không mang ý nghĩa thương mại, không nhằm mục đích chiêu thị trực tiếp, hay kêu gọi “mua đi”, nên người xem không cảm thấy khó chịu. Mặt khác, bản thân nhân viên khi xem phim, thấy sản phẩm của mình trực tiếp sản xuất xuất hiện trên màn hình một cách nổi bật, làm cho họ cảm thấy vui vẻ và yêu thích công việc hơn. V ề chi phí, theo Công ty Lantabrand, PP chỉ chiếm lượng chi phí nhỏ so với tổng ngân sách quảng cáo của một công ty. Có 3 cách thường được sử dụng: người quảng cáo trả một khoản chi phí để sản phẩm xuất hiện trong phim mình mong muốn, hoặc cung cấp sản phẩm miễn phí cho nhà sản xuất phim, ho ặc đồng ý x úc tiến bộ phim trong đó sản phẩm của mình thật nổi bật trong phim. Do chỉ trả chi phí cho số lần xuất hiện nên giảm chi phí dành cho sáng tạo ý tưởng như các mẫu quảng cáo. Thế nhưng, hình thức quảng cáo này lại có vòng đ ời tương đối d ài khi gắn với bộ phim hay chương trình truyền hình và thu hút số đông lượng người xem. Ở nước ta, các nhà làm phim sử dụng sản phẩm trong phim vì 3 lý do: mong muốn chương trình hay bộ phim trở nên thật hơn, giảm chi phí và không phải quảng cáo không công cho bất cứ nhãn hiệu nào. V ì lý do đó, bộ phận PP của xưởng phim liên hệ với công ty tư vấn quảng cáo nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. Phía nhà sản xuất thường liên hệ với công ty tư vấn quảng cáo và đây là cầu nối sự liên lạc giữa nhà sản xuất và xưởng phim. Thường thì các công ty thuê hẳn một công ty tư vấn để sản phẩm của họ xuất hiện trong chương trình truyền hình hoặc phim. Các công ty tư vấn sẽ đọc qua các kịch bản phim, chọn những cảnh phim hợp lý cho sản phẩm. Sau đó liên hệ với xưởng phim để sản phẩm được xuất hiện. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Việt Nga, Giám đốc dự án PP của Công ty Lantabrand, đến nay, ngành giải trí xác định quảng cáo theo hình thức trên là cần thiết. Ngành quảng cáo thì cũng hiểu PP rất cần thiết, nhưng vẫn chưa có sự thống nhất tin tức giữa 2 ngành. Nhà sản xuất phim thì cho rằng phim sẽ mang tính “thương mại hoá” khi có sản phẩm quảng cáo xuất hiện trong phim, người quảng cáo chưa dám tiên phong hoặc chưa chấp nhận rủi ro có thể xảy ra. “Chỉ khi PP được xem như 1 phần của phương thức tiếp thị thì việc xác định cung cầu của PP sẽ giúp người làm tiếp thị có những quyết định chính xác và giá trị hơn”, bà Nga nói. ...

Tài liệu được xem nhiều: