Danh mục

ĐƯA VỐN VÀO DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƠN GIẢN

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.91 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ĐƯA VỐN VÀO DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƠN GIẢN Phát triển và phát triển mạnh hơn nửa là phương châm hàng đầu của các doanh nghiệp dù đang ở vị thế nào. Điều này càng bức thiết đối với doanh nghiệp nhỏ, có tiềm năng nhưng hiệu quả hoạt động còn thấp. Vừa qua Liên hiệp Quốc đã công bố danh sách 200 Doanh nghiệp lớn nhất VN, tuy nhiên ông Jago Penrose chuyên gia kinh tế cao cấp của LHQ cho rằng những DN được xem là lớn nhất của VN chỉ gần tương đương với các DN nhỏ và vừa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐƯA VỐN VÀO DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƠN GIẢN ĐƯA VỐN VÀO DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƠN GIẢN Phát triển và phát triển mạnh hơn nửa là phương châm hàng đầu của các doanh nghiệp dù đang ở vị thế nào. Điều này càng bức thiết đối với doanh nghiệp nhỏ, có tiềm năng nhưng hiệu quả hoạt động còn thấp. Vừa qua Liên hiệp Quốc đã công bố danh sách 200 Doanh nghiệp lớn nhất VN, tuy nhiên ông Jago Penrose chuyên gia kinh tế cao cấp của LHQ cho rằng những DN được xem là lớn nhất của VN chỉ gần tương đương với các DN nhỏ và vừa trên thế giới và các DN hàng đầu này cũng phải còn rất lâu nữa mới vươn tới được chuẩn quốc tế. Điều đó cho thấy mức độ bức thiết trong việc đầu tư phát triển. Hiện nay các doanh nghiệp thường đã áp dụng 3 chiến lược lớn để phát triển đó là nâng cao các hoạt động kinh doanh chính, mở rộng thị trường xuất khẩu và đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh. Để thành công của các chiến lược phụ thuộc vào khả năng tiếp cận với các công nghệ, vào nguồn nhân lực có tay nghề, và các nguồn vốn đầu tư. Xét về nguồn vốn đầu tư, TTCK phát triển đã đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mà trước đây rất khó huy động được do chỉ có kênh vay vốn từ các Ngân hàng. Như công ty Giấy Sài Gòn mớI tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ vớI nhà máy giấy mớI họat động vài năm. Công ty đã đầu tư thêm Nhà máy Giấy Mỹ Xuân 2 (Bà Rịa - Vũng Tàu) với vốn đầu tư 110 triệu USD, công suất 230.000 tấn, dự kiến hoạt động vào năm 2009. Số vốn này rất lớn so với quy mô hiện tại, tuy nhiên với cơ chế cổ phần công ty đã huy động được từ sự góp vốn của 4 Quỹ Đầu tư. Công ty CP Mai linh cũng là một dẩn chứng sinh động, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ vận chuyển nhiều năm, có thương hiệu nhưng Mai Linh luôn thiếu vốn cho kế họach phát triển. Khi quyết định huy động vốn qua kênh phát hành cổ phiếu, chỉ trong vòng vài tháng Mai linh đã tăng vốn điều lệ từ 68 tỷ lên 380 tỷ, và chuẩn bị tăng vốn lên 1.800 tỷ để triển khai kế họach đầu tư nhiều lĩnh vực như đầu tư 50 trạm dừng, 1000 xe buýt, 5.000 xe tax taxi và xây dựng các Khu Trung Tâm cao ốc thương mạI – văn phòng. VớI việc tham gia của Vinacapital mua 15% cổ phiếu và mới đây Indochina Capital cũng chính thức mua 12% cho thấy hiệu quả của phương thức huy động vốn này. Với sự phát triển của thị trường vốn thì không chỉ các công ty đang phát triển tốt như Giấy Sài Gòn hay Mai Linh mớI tìm được nguồn vốn mà ngay cả những công ty đang gặp khó khăn, thậm chí chuẩn bị phá sản cũng có thể được rót vốn giảI cứu. Trên thế giớI trường hợp này rất phổ biến như Tập đòan Thép Mittal chuyên mua những công ty đang bị lỗ để đầu tư phát triển trở lạI, thành công đầu tiên là mua Hãng thép Iscott tại Trinidad & Tobago, lúc đó đang lỗ 1 triệu USD/ngày! Chỉ một năm đã tăng gấp đôi sản lượng và có lãi. TạI VN vừa qua cũng có nhiều thương vụ mua lạI, góp vốn vào các công ty đang thua lổ, trong 6 tháng đầu năm 2007, đã có 46 vụ giao dịch mua bán sáp nhập doanh nghiệp với tổng giá trị 626 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2006 và tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 30 vụ có yếu tố nước ngoài tham gia. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng có thuận lợI trong việc chủ động huy động vốn để vực dậy doanh nghiệp hoặc đầu tư phát triển. Hiện nay có 3 nhóm đang gặp khó khăn trong việc tiếp nhận nguồn vốn mặc dù nguồn vốn từ các nhà đầu tư rất sẳn sàng bơm vào. Nhóm thứ nhất là các công ty đã cổ phần hóa nhưng Nhà Nước đang nắm cổ phần chi phối. Khi công ty cần vốn để thực hiện kế họach đầu tư lớn, nhưng nếu thực sẽ làm ĐạI diện vốn nhà nước không còn nắm CP chi phốI vì không góp vốn thêm do đó kế họach huy động vốn không được duyệt. Kết quả là công ty không có vốn để phát triển sản xuất, khả năng cạnh tranh yếu, lợI nhuận thấp, giá CP không tăng được. NgườI bị thiệt hạI trực tiếp chính là các cổ đông, trong đó có cổ đông Nhà nước. Công ty Legamex là một công ty có thương hiệu khá nổi tiếng trong ngành thời trang, đã CPH năm 2005 vớI vốn điều lệ là 75 tỷ đồng, trong đó nhà nước chiếm 51%. Hiện giờ lĩnh vực may với 4000 công nhân nhung hiệu quả không cao vớI ROE chỉ đạt khỏang 10%. Công ty đang có một cơ hội rất lớn trong việc tái cấu trúc SXKD, khai thác các mặt bằng để làm cao ốc văn phòng và Trung tâm thương mại, chuyển dịch nhà máy ra ngọai thành và phát triển kinh doanh Trung tâm thờI trang. VớI những kế họach này cho phép công ty trở thành công ty kinh doanh thờI trang hàng đầu, lợI nhuận cao. Tuy nhiên để thực hiện các dự án đầu tư công ty cần huy động vốn CP từ 100 tỷ - 200 tỷ và điều này sẽ dẩn đến tỷ lệ vốn của Nhà nước sẽ giảm xuống còn 20% - 30%. Mặc dù Chính Phủ không chủ trương nắm giử CP chi phối đối với các công ty SXKD thông thường, nhưng kế họach này làm giảm tỷ lệ vốn nhà nước nên kế họach này hiện vẫn chỉ là dự kiến. Nhóm thứ hai là các công ty Nhà nước chưa cổ phần hóa đang gặp khó khăn trong kinh doanh vì thiếu vốn đầu tư trầm trọng, trong khi có phương án tốt và nhân lực. Hiện nay Nhà nước không có chủ trương cấp vốn đầu tư, Ngân hàng cũng không thể cho vay đầu tư dài hạn khi vốn chủ sở hữu quá ít, nhất là những công ty đang bị thua lổ. Các nhà đầu tư cũng không thể bơm vốn vào để vực dậy doanh nghiệp vì đây là DNNN, không có cơ chế tiếp nhận vốn cổ phần. Hậu quả là nhiều công ty đáng lẽ được vực dậy và phát triển nhờ nguồn vốn bơm vào đúng lúc, đúng mức; thì đành phảI kinh doanh cầm chừng chờ phá sản, mất cơ hộI kinh doanh. Nhóm thứ 3 là những công ty TNHH quy mô nhỏ và vừa vớI những khởI đầu rất thành công, nhưng sau đó gặp khó khăn vì gặp những lực cạnh tranh mạnh mà quy mô vốn nhỏ khó có khả năng vượt qua. Những công ty này thường không chịu cấu trúc lạI vốn, không muốn chia sẽ quyền lợI vớI nhà đầu tư khác. Hậu quả là họ không tiếp nhận được nguồn vốn dồI dào của những nhà đầu tư tài chính, và công ty họ rất khó phát triển lớn mạnh được. Công ty Sagaco là một trong những công ty VN đầu tiên được Chính phủ cấp giấy phép lắp ráp Ôtô vào năm 2004. Tuy nhiên vì vốn ít, việc đầu tư vào nhà máy chủ yếu là vốn vay nên công ty không thể cạnh t ...

Tài liệu được xem nhiều: