Danh mục

Đức Phật Di Lặc – truyền thuyết, biểu tượng phong thủy và tín ngưỡng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 470.64 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đức Phật Di Lặc – truyền thuyết, biểu tượng phong thủy và tín ngưỡngPhật Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Là vật phẩm tôn kính trong Phong Thủy, mà khi chưng bày trong nhà sẽ mang lại rất nhiều điều tốt lành cho gia chủ, gia đạo… Với độ trang nghiêm, thông thường ta gọi đầy đủ phải là “Đức Phật Di Lặc”Tuy nhiên có mấy người trong chúng ta biết rõ truyền thuyết về sự ra đời của Ngài, những thông tin dưới đây có lẽ là khá đầy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đức Phật Di Lặc – truyền thuyết, biểu tượng phong thủy và tín ngưỡng Đức Phật Di Lặc – truyền thuyết, biểu tượng phong thủy và tín ngưỡngPhật Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Là vật phẩmtôn kính trong Phong Thủy, mà khi chưng bày trong nhà sẽ mang lại rất nhiều điều tốtlành cho gia chủ, gia đạo… Với độ trang nghiêm, thông thường ta gọi đầy đủ phải là“Đức Phật Di Lặc”Tuy nhiên có mấy người trong chúng ta biết rõ truyền thuyết về sự ra đời của Ngài,những thông tin dưới đây có lẽ là khá đầy đủ nếu bạn thật sự muốn tìm hiểu!Theo kinh sách, Đức Phật Di Lặc xuất thân từ một gia đình quý tộc Bà La Môn ở thônKiếp Ba Lợi thuộc Nam Thiên Trúc (Ấn Độ cổ đại), có hiệu là A-Dật–Đa (Adijita) nghĩalà bô năng thắng (không gì có thể thắng nổi). Di Lặc là phiên âm từ Phạn ngữ có nghĩalà “Từ Thị” (cái nhìn từ bi, lòng từ bi). Phật Di Lặc là người cùng thời với phật Thích Ca,theo xuất gia, tu tập chính pháp.Tượng Phật Di Lặc vân gỗTín ngưỡng Phật Di Lặc đã được lưu truyền rất sớm tại Trung Quốc thuộc dòng Đạithừa, sau này truyền sang nước ta và có ảnh hưởng rất sâu đậm. Ngay từ đời Tây Tần(265 – 316) đã có những bức tranh vẽ Phật Di Lặc, những bức tranh thời đó thường môtả Phật Di Lặc cũng giống như các vị Bồ Tát khác, chỉ khác ở chiếc mũ đội trên đầu vàtrên tay có cầm một bình nước. Trong suốt các thời kỳ của Phật giáo Trung Quốc, PhậtDi Lặc được mô tả ngồi trên một chiếc ghế hoặc một chiếc ngai với chân bắt chéo hoặcchân trái buông thõng xuống, tay phải chống cằm như đang suy nghĩ về tương lai.Hình tượng Phật Di Lặc ngày nayRất nhiều đời sau, vào thời Ngũ Đại (907-960), trong dân gian mới xuất hiện thêm mộthình tượng Phật Di Lặc có miệng cười rạng rỡ hồn nhiên, sau lưng quảy bị vải gai, tínhtình rộng rãi cởi mở, rong ruổi khắp nơi. Đó chính là hình tượng Phật Di Lặc thườngthấy ngày nay trong những tranh tượng, kinh sách ở các tự viện Phật giáo và được gọilà “Tiếu khẩu Di Lặc Phật”. Đây chính là một hình tượng mà các nhà nghiên cứuphương Tây đánh giá là: “một biến đổi độc đáo trong sáng tạo, gây nhiều kinh ngạc”hay : “một sự biến thái kỳ diệu hoàn toàn của người Trung Hoa”.Tượng Phật Di Lặc chế tác bằng Thanh Ngọc từ Afghanistan, loại ngọc quý (bằng Bạch Ngọc) có màu xanh lơ, trong mờ, tia sáng mạnh có thể chiếu xuyên qua…Tiểu Khấu Di Lặc Phật, trong dân gian còn gọi là “Tiếu Phật” hay “Di Lặc Phật bụngphệ” đã xuất hiện rất nhiều tại các tự viện tỉnh Triết Giang (Trung Quốc) vào sau thờiNgũ Đại do người ta tạo hình tượng theo tướng mạo của một vị hòa thượng có tên làKhế Thử. Hòa thượng Khế Thử là người vùng Minh Châu (Triết Giang), hiệu là TrườngĐinh Tử, ông thường hay chống tích trượng, quảy một túi vải gai, ngao du khắp nơi vừahành khất vừa thuyết pháp, nên người cùng thời gọi ông là “Bố Đại Hòa Thượng” (hòathượng túi vải).Theo truyền thuyết thì Bố Đại hòa thượng có thân hình béo tốt, y phục tùy tiện, ngônngữ hành vi đều khôg câu nệ tiểu tiết, có biệt tài dự đoán lành dữ, biết trước nắng mưagió bão rất linh nghiệm, thần bí khôn lường. Năm Trinh Minh thứ 2 đời Hậu Lương(916), Bố Đại hòa thượng ngồi trên một tảng đá ở Nhạc Lâm Tự mà nhập tịch, ông đểlại một bài kệ viết rằng : “Di Lặc đúng Di Lặc, phân thân ra muôn vàn. Mọi lúc đi dạyngười đời mà người đời không biết”.Dựa vào bài kệ đó, người ta cho rằng Hòa thượng Khế Thử chính là Phật Di Lặc hóathân chuyển thế, bèn an táng thân thể của ông tại một nơi cách Nhạc Lâm Tự 2 dặm vềphía Tây, lập tháp thờ phụng đặt tên là “Am Di Lặc” và xây gác, đắp tượng… Dần dần,theo năm tháng, tượng Bố Đại hòa thượng được lưu truyền khắp mọi nơi với bụng lớn,miệng cười tươi tắn lạc quan, khi đứng, khi đi với tích trượng quảy túi vải, khi ngồi với 5đứa trẻ quanh mình tạo nên hình tượng “Ngũ tử quấy Di Lặc” hoặc ngồi với 6 đứa trẻtượng trưng cho “Lục tặc – Lục căn” đã được giáo hóa. Một tượng Phật Di Lặc nhìn rất tươi vui, rất ấn tượng trong đợt Vật Phẩm sắp về nàyTheo thời gian, hình tượng của Phật Di Lặc ngày càng phong phú, sinh động. Hìnhtượng Phật Di Lặc ngày nay còn được nhân gian gắn liền với tiền tài, phú quý nhưnhững hình tượng Phật Di Lặc quảy bị tiền hoặc với tay nâng hoặc tung lên những nénvàng lấp lánh… Đây cũng chính là những mong ước thiết thực nhất, gần gũi nhất củatất cả mọi người. ...

Tài liệu được xem nhiều: