Danh mục

Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Câu hỏi 1: Giải thích tại sao bộ điều chỉnh điện áp của máy biến áp lại đặt phía cuộn dây sơ cấp mà không đặt phía cuộn dây thứ cấp? Trả lời: Máy biến áp thường có một cuộn dây sơ cấp và có một hoặc hai cuộn dây thứ cấp. Khi đặt điện áp U1 vào cuộn dây sơ cấp thì trong cuộn dây này sẽ có dòng điện I1 chạy qua và trên cuộn dây thứ cấp xuất hiện điện áp U2. Khi có phụ tải đấu vào cuộn dây thứ cấp thì trong cuộn dây thứ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1 Câu hỏi 1: Giải thích tại sao bộ điều chỉnh điện áp của máy biến áp lại đặt phía cuộn dây sơ cấp mà không đặt phía cuộn dây thứ cấp? Trả lời: Máy biến áp thường có một cuộn dây sơ cấp và có một hoặc hai cuộn dây thứ cấp. Khi đặt điện áp U1 vào cuộn dây sơ cấp thì trong cuộn dây này sẽ có dòng điện I1 chạy qua và trên cuộn dây thứ cấp xuất hiện điện áp U2. Khi có phụ tải đấu vào cuộn dây thứ cấp thì trong cuộn dây thứ cấp sẽ có dòng điện I2 chạy qua. Độ lớn của dòng điện sơ cấp và thứ cấp tăng giảm theo phụ tải. Quan hệ giữa số vòng dây sơ cấp W1 và số vòng dây thứ cấp W2 với dòng điện I, điện áp U của máy biến áp tuân theo quy luật sau: W - vòng W1 U1~ I2~ I - Ampe = = U - Von W2 U2~ I1~ Số vòng dây tỉ lệ thuận với điện áp và tỉ lệ nghịch với dòng điện. Do bán kính cung cấp điện lớn trên đường dây có nhiều phụ tải và công suất tiêu thụ điện của các phụ tải trong một ngày thường dao động gây ra sự dao động điện áp ở cuối nguồn. Máy biến áp lực thường có bộ điều chỉnh điện áp đặt ở phía cuộn dây sơ cấp để: + Trực tiếp điều chỉnh số vòng dây của cuộn dây sơ cấp cho phù hợp điện áp đầu nguồn, giữ được điện áp phía đầu ra của máy biến áp đạt định mức. + Hạn chế được quá điện áp máy biến áp. + Giảm được tổn thất điện năng cho lưới điện. Vì dòng điện đi qua cuộn dây sơ cấp nhỏ nên dòng điện đi qua tiếp điểm của bộ ĐCĐA cũng nhỏ do đó các kích thước của tiếp điểm bộ ĐCĐA cũng giảm đi dễ chế tạo, hạ được giá thành. Vì bộ điều chỉnh điện áp được chế tạo theo kiểu phân nấc nên chỉ có khả năng điều chỉnh điện áp đầu ra của máy biến áp gần bằng định mức. Các máy biến áp 3 pha thông dụng không có yêu cầu ổn định điện áp nên thường hay dùng bộ điều chỉnh điện áp 3 pha kiểu đơn giản có từ 3 đến 5 đầu phân nấc, không cho phép điều chỉnh điện áp khi máy biến áp vận hành mang tải. Mỗi khi thay đổi đầu phân nấc điều chỉnh điện áp phải cắt điện toàn bộ máy biến áp, sau đó phải đo điện trở tiếp xúc rồi mới được phép đóng điện. Tất cả các máy biến áp có yêu cầu ổn định điện áp đều phải lắp bộ điều chỉnh điện áp dưới tải. Bộ ĐCĐA có cấu tạo đặc biệt cho phép điều chỉnh được điện áp của máy biến áp ngay cả khi máy biến áp đang mang tải. Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải 3 pha thường được chế tạo 19 nấc. Câu hỏi 4: Có bao nhiêu dạng sự cố cơ bản trong hệ thống? Vẽ sơ đồ và giải thích? Trả lời : Có 5 dạng sự cố cơ bản trong hệ thống điện 3 pha 1. Ngắn mạch 3 pha: ( thường kèm theo chạm đất ) 2. Ngắn mạch 2 pha: không chạm đất 3. Ngắn mạch 2 pha: chạm đất 4. Ngắn mạch 1 pha: chạm đất 5. Ngắn mạch chạm đất tại hai điểm khác nhau trên một đường dây: Những nguyên nhân gây ra sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện: 1- Nguyên nhân khách quan: Do sét đánh vào hệ thống điện với cường độ lớn, điện áp cao, các thiết bị chống sét làm việc không hiệu quả. 2- Nguyên nhân chủ quan : Hầu hết các sự cố chủ quan đều do con người gây ra: - Do trình độ kỹ thuật non yếu. - Do xử dụng các thiết bị cũ, làm việc kém hiệu quả. - Do không thực hiện đúng quy trình vận hành và duy tu bảo dưỡng thiết bị. - Do mang tải không đúng quy định cho phép. - Do phá hoại (đào phải đường cáp, ném chất cháy vào thiết bị làm ngắn mạch...) Các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn và hạn chế suất sự cố: Một hệ thống điện coi là có tính an toàn, chất lượng tốt đó là hệ thống điện có suất sự cố thấp nhất, thời gian sự cố nhỏ nhất. Để đảm bảo được yêu cầu nói trên hệ thống điện cần phải có: - Hệ số dự phòng cao (thiết bị có cấp cách điện và dòng điện cho phép cao hơn định mức nhiều lần) - Có phương thức vận hành hợp lý. - Không để xảy ra quá tải hệ thống điện, quá tải máy biến áp. - Cần phải có nhiều nguồn điện dự phòng. Câu hỏi 7: Trong trạm biến áp phân phối hạ thế công tơ điện đặt ở phía trước và sau máy biến áp có gì khác nhau? Trả lời: Trong trạm biến áp công tơ điện được đặt ở phía trước hoặc phía sau máy biến thế đều làm nhiệm vụ đo đếm điện năng. Có một số điểm khác nhau: Công tơ điện đặt phía cao thế là công tơ đo đếm điện năng ở phía trước máy biến thế, để làm việc được công tơ sẽ phải đấu qua máy biến điện áp và máy biến dòng điện cao thế. + Treo công tơ điện phía cao thế sẽ đo đếm được toàn bộ điện năng tiêu thụ của trạm biến áp. + Trong trạm biến áp 110kV phía cao áp và phía trung áp đều lắp TU và TI nên công tơ điện thường được đặt ở phía 110kV và ở tất cả các lộ ra phía trung áp, bằng cách này người ta sẽ đo được điện tiêu thụ của trạm biến áp và ở các lộ ra. + Treo công tơ phía cao thế phải lắp thêm máy biến điện áp và máy biến dòng điện cao thế nên có giá thành xây dựng tăng. Công tơ điện đặt phía hạ thế là công tơ đo đếm điện năng ở phía sau máy biến áp. + Trạm biến áp phân phối có dung lượng nhỏ nên công tơ điện đặt phía hạ thế. + Vì MBD lắp sau máy biến áp lực nên sẽ không đo đếm được tổn thất điện năng trong nội bộ máy biến áp và tổn thất điện năng trên các đoạn đường dây từ máy biến áp đến công tơ. + Với những trạm biến áp phân phối hạ áp người ta thường chỉ đặt TI hạ thế để giảm giá thành xây dựng. + Khi đặt công tơ điện phía hạ thế, người ta thường phải đưa thêm vào hệ số quy đổi để tính toán giá thành tiêu thụ điện. Cách làm này sẽ gây ra sai lệch kết quả đo đếm. Sơ đồ đấu dây công tơ điện Sơ đồ đấu dây Công tơ điện đặt ở phía cao thế có TU và TI đặt ở phía hạ thế 380/220V chỉ có TI Câu hỏi 12: Hệ thống điện gồm mấy phần tử? Nhiệm vụ của các phần tử trong hệ thống điện? Nêu các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hệ thống điện? Trả lời: Hệ thống điện bao gồm 3 phần tử : 1- Nguồn điện: Nhà máy phát ...

Tài liệu được xem nhiều: