Danh mục

Đừng chủ quan khi trẻ khó thở

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.99 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tất cả những trường hợp khó thở thanh quản đều cần được theo dõi chặt chẽ và xử trí bệnh kịp thời, đặc biệt là tình trạng cấp tính. Nếu trẻ có nguyên nhân bị dị vật đường thở phải nhanh chóng lấy dị vật khỏi thanh quản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đừng chủ quan khi trẻ khó thở Đừng chủ quan khi trẻ khó thởTất cả những trường hợp khó thở thanh quản đều cầnđược theo dõi chặt chẽ và xử trí bệnh kịp thời, đặc biệtlà tình trạng cấp tính. Nếu trẻ có nguyên nhân bị dị vậtđường thở phải nhanh chóng lấy dị vật khỏi thanhquản.Nhiều trường hợp nặng phải sử dụng mở nội khí quản, thởôxy. Tuỳ theo từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh,các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau.Trong đó khó thở thanh quản là một trong những bệnhđược đặt trong tình trạng cấp cứu.Cha mẹ phải nắm rõ diễn biến bệnh của conHiện nay tình hình trẻ nhập viện vì các bệnh ở đường hôhấp đang tăng lên, nhiều trường hợp đến viện trong tìnhtrạng bệnh rất nặng gây khó khăn cho công tác điều trị.Nhận biết bệnh và phòng bệnh tốt cho trẻ là điều cần thiếtđối với các bậc cha mẹ.Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấpnên cho trẻ đi khám ở các chuyên khoa hô hấp để phát hiệnbệnh và điều trị sớm.Hầu hết trẻ bị khó thở thanh quản đều có những dấu hiệunhư hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khithở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõmức và rút lõm lồng ngực. Bên cạnh đó trẻ còn có nhữngtriệu chứng khác như khàn tiếng hay mất tiếng khi nói, ho,khóc. Đầu trẻ thường bị gật gù khi thở và hay bị ngửa rasau trong thì hít vào. Nếu quan sát thì sẽ thấy sụn thanhquản nhô lên khi hít vào, mặt trẻ bị nhăn lại, hai cánh mũinở rộng.Để chẩn đoán mức độ khó thở thanh quản của trẻ người tachia ra 3 mức độ nặng, nhẹ khác nhau, đây là yêu cầu rấtcần thiết để có thể đưa ra những xử trí đúng đắn nhất.Mức độ 1: Trẻ xuất hiện khàn và rè tiếng khi nói, khóc,nhưng tiếng ho có thể vẫn còn trong hoặc hơi rè. Biểu hiệnkhó thở chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ hoặc chưarõ, cơn co kéo hô hấp ít. Tình trạng toàn thân chưa ảnhhưởng, trẻ vẫn còn chơi, chưa quấy khóc nhiều.Mức độ 2: Trẻ bị mất tiếng, nói không rõ từ, tiếng ho trởnên ông ổng. Lúc này triệu chứng khó thở thanh quản rấtđiển hình, tiếng rít thanh quản rõ, cơn co kéo hô hấp mạnh.Trẻ xuất hiện trạng thái kích thích, vật vã, hốt hoảng, lo sợ.Mức độ 3: Trẻ bị mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nóikhông thành tiếng, nghe phều phào. Ngay cả khi ho cũngkhông thành tiếng hoặc muốn ho mà không ho được. Biểuhiện khó thở trở nên dữ dội, có triệu chứng thiếu ôxy nặngnề, lúc này trẻ có thể bị tím tái, rối loạn nhịp thở. Toàn thântrẻ bị ảnh hưởng thần kinh (hôn mê, lờ đờ hay vật vã...),tim mạch, da tái vã mồ hôi... Ảnh: InmagineLý do khó thở ở trẻTrong trường hợp trẻ bị khó thở thanh quản cấp tínhthường là do những nguyên nhân như: dị vật đường thở,đây là do trong quá trình ăn, ngậm thức ăn hoặc đồ vật nàođó bị rơi vào thanh quản. Trường hợp này rất hay gặp, nhấtlà khi trẻ vừa ăn vừa chơi không tập trung; Viêm thanhquản cấp là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạngnày, bệnh xuất hiện có thể do vi khuẩn( H.influenza,streptocoque, staphylocoque) hoặc do virut (hay gặp nhất làvirut cúm, sau đó là virut nhóm myxovirut).Những trẻ bị còi xương và nhiễm khuẩn nặng ở họng, đaukhông nuốt, nói được cũng hay mắc phải tình trạng khó thởthanh quản cấp tính. Bên cạnh đó bệnh bạch hầu thanhquản và viêm thanh quản do sởi cũng là những yếu tố quantrọng khiến trẻ rơi vào tình trạng cấp cứu này.Các trường hợp khó thở mạn tính có thể do mềm sụn thanhquản, dị dạng sụn thanh quản (trong những trường hợp nàytrẻ sẽ có tiếng thở rít thanh quản bẩm sinh) hoặc do hẹpthanh quản mạn tính ( do hậu quả của chấn thương hoặchẹp thanh quản do u máu, dị dạng bẩm sinh...). Khó thởmạn tính còn do papillone thanh quản, đó là loại u nhú,lành tính ở thanh quản, u phát triển nhanh, tái phát gây khóthở thanh quản từ từ. Để xác định chính xác cần phải soithanh quản.Bệnh có thể phòng ngừa đượcTất cả những trường hợp khó thở thanh quản đều cần đượctheo dõi chặt chẽ và xử trí bệnh kịp thời, đặc biệt là tìnhtrạng cấp tính. Nếu trẻ có nguyên nhân bị dị vật đường thởphải nhanh chóng lấy dị vật khỏi thanh quản. Nhiều trườnghợp nặng phải sử dụng mở nội khí quản, thở ôxy. Tuỳ theotừng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽchỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau.Khó thở thanh quản là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ratrong đó có nhiều nguyên nhân có thể dự phòng được. Cácbậc cha mẹ không nên để trẻ ngậm đồ vật dễ gây hóc, mặtkhác còn gây nhiễm khuẩn, giun sán. Nên vệ sinh sạch sẽcho bản thân trẻ và người chăm sóc trẻ, nhất là vệ sinhtrước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh. Cần tiêm phòngđầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng. Mang lại cho trẻ mộtkhông gian sống thoáng, sạch. Nếu thấy có những dấu hiệubất thường ở đường hô hấp nên cho trẻ đi khám ở cácchuyên khoa hô hấp để phát hiện bệnh và điều trị sớm. ...

Tài liệu được xem nhiều: