Đừng đóng kịch với con
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 139.75 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mẹ đừng nói dối con nữa, con ghét bố mẹ!”. Linh hét lên rồi bỏ chạy mặc cho chị Thu vừa khóc vừa gọi với theo con. Vợ chồng chị Thu (Biên Hòa, Đồng Nai) ly thân đã gần 1 năm và đang làm thủ tục ly dị. Chị định đợi thêm một thời gian nữa mới nói với con vì sợ sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của con gái đang học lớp 7. Nhưng không hiểu sao hôm nay nó biết chuyện và nói với chị bằng thái độ rất giận dữ, hoảng hốt. Lục tìm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đừng đóng kịch với con Đừng “đóng kịch” với con “Mẹ đừng nói dối con nữa, con ghét bố mẹ!”. Linh hét lên rồi bỏ chạy mặc cho chị Thu vừa khóc vừa gọi với theo con. Vợ chồng chị Thu (Biên Hòa, Đồng Nai) ly thân đã gần 1 năm và đang làm thủ tục ly dị. Chị định đợi thêm một thời gian nữa mới nói với con vì sợ sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của con gái đang học lớp 7. Nhưng không hiểu sao hôm nay nó biết chuyện và nói với chị bằng thái độ rất giận dữ, hoảng hốt. Lục tìm trong ngăn bàn học, chị Thu thấy một quyển sổ nhỏ, đọc những dòng chữ run run, nhòe nhoẹt vì nước mắt của con, chị thực sự bàng hoàng, nhói đau. Ngày... Mình thấy bố mẹ dạo này thế nào ấy, bố mẹ nói chuyện với nhau không tự nhiên, không tình cảm như trước... Ngày... Hôm nay đi học thêm, cô giáo cho về sớm, vừa về đến cửa đã nghe tiếng bố đang quát mẹ: “Tôi và cô đã thỏa thuận ly thân rồi, việc của ai người ấy làm, tôi đi với ai không cần cô phải bận tâm. Mà cô cũng tốt đẹp gì đâu, cái thằng người yêu cũ của cô nó về nước rồi đấy, liệu mà giữ lấy nó đừng để tuột mất”... Tại sao bố mẹ lại lừa dối con? Vậy mà lâu nay con vẫn nghĩ con thật may mắn vì có một gia đình hạnh phúc, luôn được bố mẹ quan tâm chăm sóc... Con sẽ sống ra sao khi gia đình mình tan vỡ?... Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến cho quan niệm về hôn nhân gia đình không còn như trước, người phụ nữ đã không còn phải “cam chịu” với cuộc sống “ngục tù” nữa. Khi mâu thuẫn gia đình đến mức không thể hóa giải thì ly hôn được xem là sự giải thoát cho cả hai bên, nhất là đối với những gia đình có sự bạo hành của người chồng thì ly hôn chính là cách đem lại sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người phụ nữ. Nhưng trước khi ly hôn, cha mẹ cũng nên suy nghĩ kỹ về việc sẽ nói với các con như thế nào để chúng hiểu rằng ly hôn là giải pháp tốt nhất cho cha mẹ và cả gia đình. Trẻ cần được biết sau ly hôn chúng vẫn được đảm bảo quyền lợi, nhận được tình cảm cũng như sự chăm sóc của cha mẹ và điều quan trọng là phải để con cái đón nhận việc ly hôn của cha mẹ với trạng thái tình cảm tốt nhất, tránh làm cho trẻ hoang mang, mất phương hướng, bởi trẻ rất dễ bị tổn thương về mặt tâm lý. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển về sau của trẻ. Nhiều cuộc điều tra xã hội học cho thấy, sau khi cha mẹ ly hôn, con cái thường học hành sa sút hoặc trở nên trầm cảm, nhiễu loạn tâm lý. Đặc biệt, số trẻ phạm tội chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với số trẻ phạm tội có cha mẹ không ly hôn. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nếu cha mẹ ly hôn thì nên cho trẻ biết càng sớm càng tốt không nên giấu giếm, nói dối, “đóng kịch” trước mặt trẻ, làm như vậy khi biết được sự thật sẽ khiến trẻ dễ bị sốc và càng bị tổn thương nhiều hơn. Cha mẹ hãy nói với trẻ bằng một thái độ bình tĩnh, điều này rất quan trọng bởi trẻ sẽ nhìn nhận vấn đề thông qua thái độ của bạn (nhất là với trẻ nhỏ chưa nhận thức được vấn đề), nên giải thích cho trẻ hiểu nếu trẻ đã lớn. Hãy để trẻ đón nhận việc ly hôn của cha mẹ một cách tự nhiên để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng không tốt của việc này. Nhưng trước khi đi đến quyết định cuối cùng, mỗi bậc cha mẹ hãy suy nghĩ thật thấu đáo, dẹp bỏ cái tôi ích kỷ nếu có thể vì một cuộc sống và tương lai tốt đẹp cho con trẻ. Theo: Tin tức online
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đừng đóng kịch với con Đừng “đóng kịch” với con “Mẹ đừng nói dối con nữa, con ghét bố mẹ!”. Linh hét lên rồi bỏ chạy mặc cho chị Thu vừa khóc vừa gọi với theo con. Vợ chồng chị Thu (Biên Hòa, Đồng Nai) ly thân đã gần 1 năm và đang làm thủ tục ly dị. Chị định đợi thêm một thời gian nữa mới nói với con vì sợ sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của con gái đang học lớp 7. Nhưng không hiểu sao hôm nay nó biết chuyện và nói với chị bằng thái độ rất giận dữ, hoảng hốt. Lục tìm trong ngăn bàn học, chị Thu thấy một quyển sổ nhỏ, đọc những dòng chữ run run, nhòe nhoẹt vì nước mắt của con, chị thực sự bàng hoàng, nhói đau. Ngày... Mình thấy bố mẹ dạo này thế nào ấy, bố mẹ nói chuyện với nhau không tự nhiên, không tình cảm như trước... Ngày... Hôm nay đi học thêm, cô giáo cho về sớm, vừa về đến cửa đã nghe tiếng bố đang quát mẹ: “Tôi và cô đã thỏa thuận ly thân rồi, việc của ai người ấy làm, tôi đi với ai không cần cô phải bận tâm. Mà cô cũng tốt đẹp gì đâu, cái thằng người yêu cũ của cô nó về nước rồi đấy, liệu mà giữ lấy nó đừng để tuột mất”... Tại sao bố mẹ lại lừa dối con? Vậy mà lâu nay con vẫn nghĩ con thật may mắn vì có một gia đình hạnh phúc, luôn được bố mẹ quan tâm chăm sóc... Con sẽ sống ra sao khi gia đình mình tan vỡ?... Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến cho quan niệm về hôn nhân gia đình không còn như trước, người phụ nữ đã không còn phải “cam chịu” với cuộc sống “ngục tù” nữa. Khi mâu thuẫn gia đình đến mức không thể hóa giải thì ly hôn được xem là sự giải thoát cho cả hai bên, nhất là đối với những gia đình có sự bạo hành của người chồng thì ly hôn chính là cách đem lại sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người phụ nữ. Nhưng trước khi ly hôn, cha mẹ cũng nên suy nghĩ kỹ về việc sẽ nói với các con như thế nào để chúng hiểu rằng ly hôn là giải pháp tốt nhất cho cha mẹ và cả gia đình. Trẻ cần được biết sau ly hôn chúng vẫn được đảm bảo quyền lợi, nhận được tình cảm cũng như sự chăm sóc của cha mẹ và điều quan trọng là phải để con cái đón nhận việc ly hôn của cha mẹ với trạng thái tình cảm tốt nhất, tránh làm cho trẻ hoang mang, mất phương hướng, bởi trẻ rất dễ bị tổn thương về mặt tâm lý. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển về sau của trẻ. Nhiều cuộc điều tra xã hội học cho thấy, sau khi cha mẹ ly hôn, con cái thường học hành sa sút hoặc trở nên trầm cảm, nhiễu loạn tâm lý. Đặc biệt, số trẻ phạm tội chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với số trẻ phạm tội có cha mẹ không ly hôn. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nếu cha mẹ ly hôn thì nên cho trẻ biết càng sớm càng tốt không nên giấu giếm, nói dối, “đóng kịch” trước mặt trẻ, làm như vậy khi biết được sự thật sẽ khiến trẻ dễ bị sốc và càng bị tổn thương nhiều hơn. Cha mẹ hãy nói với trẻ bằng một thái độ bình tĩnh, điều này rất quan trọng bởi trẻ sẽ nhìn nhận vấn đề thông qua thái độ của bạn (nhất là với trẻ nhỏ chưa nhận thức được vấn đề), nên giải thích cho trẻ hiểu nếu trẻ đã lớn. Hãy để trẻ đón nhận việc ly hôn của cha mẹ một cách tự nhiên để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng không tốt của việc này. Nhưng trước khi đi đến quyết định cuối cùng, mỗi bậc cha mẹ hãy suy nghĩ thật thấu đáo, dẹp bỏ cái tôi ích kỷ nếu có thể vì một cuộc sống và tương lai tốt đẹp cho con trẻ. Theo: Tin tức online
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcTài liệu liên quan:
-
47 trang 1034 6 0
-
16 trang 546 3 0
-
2 trang 466 6 0
-
3 trang 403 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 289 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 230 0 0 -
8 trang 212 0 0
-
2 trang 193 0 0
-
8 trang 175 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 172 0 0