Hè đến, khi các cô, cậu học trò tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thì cũng là lúc họ phải đối mặt với “vấn nạn” mụn nhiều hơn. Về tình trạng mụn ở lứa tuổi dậy thì, theo dược sĩ Lê Kim Phụng, giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM, xuất phát từ 2 nguyên nhân chính. Nhiệt độc phát sinh cao
- Ở tuổi dậy thì, chất bã nhờn tăng tiết nhiều và lứa tuổi này cũng hoạt động năng nổ hơn nên chất bã dễ tắc nghẽn ở nang lông. Trong cơ thể các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dùng phương pháp cổ truyền để trị mụn
Dùng phương pháp cổ truyền để trị
mụn
Hè đến, khi các cô, cậu học trò tận hưởng khoảng thời gian
nghỉ ngơi, thư giãn thì cũng là lúc họ phải đối mặt với “vấn
nạn” mụn nhiều hơn. Về tình trạng mụn ở lứa tuổi dậy thì,
theo dược sĩ Lê Kim Phụng, giảng viên Trường Đại học Y
Dược TPHCM, xuất phát từ 2 nguyên nhân chính.
Nhiệt độc phát sinh cao
- Ở tuổi dậy thì, chất bã nhờn tăng tiết nhiều và lứa tuổi này
cũng hoạt động năng nổ hơn nên chất bã dễ tắc nghẽn ở
nang lông. Trong cơ thể các cô, cậu học trò thời gian này
nhiệt độc dễ phát sinh cao, hiện tượng này, y học cổ truyền
gọi là huyết nhiệt, cộng thêm khí huyết lưu thông không
đều, dễ tạo điều kiện cho sự viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, sự ô nhiễm của môi trường tác động rất lớn
lên biểu bì, khiến chất bã vốn dĩ đã tắc nghẽn ở nang lông.
Nếu không chú ý đến việc vệ sinh hằng ngày, sẽ sinh ra
viêm nhiễm dẫn đến mụn phát sinh. Ngoài ra, các cô, cậu ở
tuổi dậy thì thường thích các thức ăn mang tính nóng như
kẹo, sô-cô-la, ô mai, xoài, mít... Các thức ăn này sẽ làm cho
huyết nhiệt bên trong cơ thể sẽ càng tăng cao. Đặc biệt, ở
độ tuổi này các cô cậu phải học tập nhiều, áp lực thi cử
cũng làm cho khí huyết không lưu thông nên cũng dễ nảy
sinh mụn.
Trị mụn và ngừa mụn phải song hành
- Dựa trên những nguyên nhân phát sinh, để điều trị mụn
cho tuổi dậy thì, theo dược sĩ Lê Kim Phụng, cần tác động
vào bên trong cơ thể theo hướng thanh nhiệt, giải độc, tiêu
viêm bằng các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc... Để
thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giáo viên thẩm mỹ Nguyễn
Lê Anh cho biết viên uống Đơn bì hoàn là thích hợp.
Trong đó đơn bì có vị cay, đắng, tính hơi hàn tác dụng
thanh huyết nhiệt, tán huyết ứ; hoa đào có tác dụng làm đẹp
da, liền sẹo. Đơn bì hoàn có tác dụng giảm lượng chất nhờn
trên da, hết mụn và tránh được những vết thâm do mụn để
lại. Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp này, cần
uống thuốc đủ 100 ngày để nhiệt độc có thể hoàn toàn được
đào thải ra và mụn sẽ không mọc trở lại.
Sát khuẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông bằng cách
thường xuyên vệ sinh da cũng là một trong những phương
pháp hữu hiệu. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, Phòng
phong tán là loại có khả năng sát khuẩn cao, giảm nhờn,
giảm ngứa được khuyên dùng để điều trị mụn. Trong việc
ngăn ngừa và điều trị mụn thì vệ sinh da đóng một vai trò
rất quan trọng.
Nếu vệ sinh đúng và thường xuyên thì mụn sẽ giảm đi một
cách nhanh chóng. Trong trường hợp mụn bọc quá nhiều và
có mủ, đắp mặt nạ bằng thuốc Liên kiều tán 3 lần trong 1
tuần là phương pháp cổ truyền được khuyên dùng. Loại mặt
nạ này có khả năng làm dịu da, giảm đỏ, tiêu viêm nên các
loại mụn bọc sẽ dịu xuống.
Điều trị mụn và ngăn ngừa mụn phải song hành. Để làm
được điều này, về chế độ ăn uống, nên chú ý uống nước
nhiều, khoảng 3 lít/ngày, ăn nhiều trái cây có vitamin C và
rau xanh, thường xuyên tập thể dục nhất là tập hít thở sâu
vì khi khí huyết không lưu thông tốt thì cũng là một nguyên
nhân sinh ra mụn. Bên cạnh đó, tránh những loại thực phẩm
cay, nóng, ngọt. Đáng chú ý là việc giữ cho tinh thần luôn
vui vẻ, tránh stress.