Danh mục

Dùng thuốc là việc hệ trọng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.42 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay tại nhiều nơi người dân vẫn chưa có thói quen đi khám bệnh để được kê đơn rồi mới dùng thuốc. Rất nhiều người thường tự ý mua thuốc hoặc ra kể bệnh cho người bán thuốc và mua thuốc theo sự giới thiệu của người bán. Vì vậy đã xảy ra những trường hợp đáng tiếc như dị ứng thuốc, sốc thuốc..., thậm chí bệnh nhân đã tử vong sau khi dùng thuốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dùng thuốc là việc hệ trọng Dùng thuốc là việc hệ trọng Hiện nay tại nhiều nơi người dân vẫn chưa có thói quen đi khám bệnhđể được kê đơn rồi mới dùng thuốc. Rất nhiều người thường tự ý mua thuốchoặc ra kể bệnh cho người bán thuốc và mua thuốc theo sự giới thiệu củangười bán. Vì vậy đã xảy ra những trường hợp đáng tiếc như dị ứng thuốc,sốc thuốc..., thậm chí bệnh nhân đã tử vong sau khi dùng thuốc. Người dân vẫn tự mua thuốc về dùng. Ảnh: Duy Khánh Mới đây, tại Khoa nhi Bệnh viện Đà Nẵng, em H.L.P. (13 tuổi, P. BìnhHiên, Q. Hải Châu, Đà Nẵng) đã tử vong do bị sốc phản vệ không hồi phục sau khidùng thuốc. Ngày 31/7, sau khi ăn mít trộn với gia đình, em P. bị đau đầu, bụngkhó tiêu. Sau khi uống hai viên thuốc gồm: alka seltzer (thuốc sủi bọt chống đầyhơi, đau tức thượng vị...) và paracetamol codein (thuốc hạ sốt, giảm đau) mẹ muatừ tiệm thuốc tây, P. bị đau bụng dữ dội và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện ĐàNẵng trong tình trạng nổi mẩn đỏ, dị ứng khó thở, mạch và huyết áp bằng 0. Saukhi được điều trị, bệnh tình của P. không thuyên giảm, người nổi vân tím toàn thânvà đã tử vong vào trưa hôm sau, chỉ chưa đầy 1 ngày sau khi uống thuốc. Do cháu P. uống một lúc hai loại thuốc nên khó có thể xác định nguyênnhân thành phần nào trong hai loại thuốc dẫn đến sốc. Mọi dạng thuốc đều có thểgây sốc nhưng tần suất và độ nặng thường tăng lên theo thứ tự: thuốc uống - tiêmbắp - tiêm tĩnh mạch - tiêm truyền. Cần chọn dùng dạng thuốc có ít nguy cơ gâysốc hơn và mức độ nhẹ hơn. Đã có những bệnh nhân tử vong hoặc cận kề cái chết,chỉ vì uống vitamin B1 hay tra mắt bằng clorocid. Nhiều bệnh nhân phải điều trịdài ngày, tiêu tốnvài chục triệu đồng vì tự ý điều trị. Thuốc là những chất thiên nhiên hay các hợp chất hóa học do con ngườinghiên cứu tổng hợp nên nhằm mục đích phòng và chữa bệnh. Bên cạnh tác dụngchữa bệnh, hầu hết các thuốc đều có thể có các tác dụng phụ có hại và các tácdụng phụ không mong muốn. Đối với các dược chất hóa học mới tổng hợp, chưatừng có trong tự nhiên, khả năng có tác dụng có hại càng lớn vì trong quá trìnhnghiên cứu, đôi khi không phát hiện được do những hạn chế về thời gian và quymô thử nghiệm trên người. Mặt khác, tác dụng phụ của thuốc khi thử nghiệm trênđộng vật cũng không phản ánh được chính xác tác dụng trên người... Kể cả khithuốc an toàn với một chủng tộc người cũng có thể không an toàn với một chủngtộc người khác do những khác biệt về gen. Việc cơ quan quản lý dược cho phép đưa vào sử dụng một loại thuốc dựatrên việc cân nhắc tương quan giữa tác dụng chữa bệnh và các tác dụng phụ khôngmong muốn hoặc có hại. Tuy nhiên trong thực tế, kể cả một cơ quan quản lý dượcnổi tiếng như FDA (Mỹ) đôi khi cũng phải ra lệnh rút bỏ khỏi thị trường một sốthuốc vừa mới được phép lưu hành trong thời gian ngắn (2-3 năm). Thập kỷ 60 thếkỷ trước đã có thảm họa thalidomid về tác dụng gây quái thai của thuốc này. Gầnđây nhất, rofecoxib - một thuốc chống viêm mới được FDA cho phép lưu hành từnăm 1999 đã bị rút khỏi thị trường từ tháng 10/2004 do bị phát hiện gây nhiều tácdụng phụ có hại đối với tim mạch (kể cả nguy cơ nhồi máu cơ tim). Tác dụng phụ có hại của thuốc đôi khi có thể gây cho người bệnh nhữngbệnh mới, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, cần hết sức chú ý theo dõi những tácdụng có hại trên người dùng thuốc, đặc biệt là các thuốc mới. Triệu chứng dễ thấyvà phổ biến nhất của tác dụng phụ có hại của thuốc là các phản ứng trên da, xảy rasau khi dùng thuốc như: ban đỏ, dát sần (ngứa, tróc vảy), mày đay... Khi thấy cócác hiện tượng trên, cần phải ngừng thuốc ngay và thông báo cho thầy thuốc. Đểtránh mắc phải các tác dụng phụ có hại của thuốc, người bệnh cần phải khámbệnh, mua thuốc theo đơn và sử dụng thuốc đúng liều, đúng theo chỉ dẫn của bácsĩ. Không điều trị và dùng thuốc theo kinh nghiệm của bạn bè, người thân, hàngxóm và cũng không mách bảo thuốc cho người khác. Không tự ý tăng liều thuốckhi thấy bệnh không giảm hoặc chậm thuyên giảm. Dị ứng thuốc và sốc thuốc lànhững tai biến hay gặp, vì thế, bất cứ người nào, dùng thuốc gì cũng phải cảnhgiác. Sốc thuốc thường xảy ra nhiều hơn với người có thể trạng yếu, trẻ nhỏ, ngườigià, người bị kèm bệnh khác... Dùng thuốc là việc hệ trọng, đối với người dân bình thường, để phòng tránhtình trạng dị ứng thuốc, cần lưu ý chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự hiểubiết tối thiểu về cách dùng, liều lượng, tính năng, tác dụng phụ của thuốc. Nếu cógì nghi ngờ về bệnh của mình thì cách tốt nhất đến bác sĩ khám để được chỉ địnhdùng đúng thuốc. Khi đang dùng thuốc nếu xảy ra các phản ứng bất thường nhưngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu thì ngưng ngay thuốc đó,đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để bác sĩ cho hướng xử trí thích hợp (cóthể phải đổi thuốc). Khi đã bị dị ứng loại thuốc ...

Tài liệu được xem nhiều: