Thông tin tài liệu:
Về cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh dục trong ở nữ:
1. Âm đạo (vagina) có hình thái một cái ống kéo dài từ chỗ mở của âm đạo vào tử cung. Âm đạo có chiều dài từ 8-12cm ở phụ nữ trưởng thành. Phía trong thành âm đạo là lớp niêm mạc có tác dụng bảo vệ và tiết dịch nhày. Dưới lớp niêm mạc là thành âm đạo có cấu tạo cơ trơn, một loại cơ có khả năng đàn hồi cao nên có thể co dãn để thay đổi kích thước của "ống" âm đạo. Chính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐƯỜNG ĐI CỦA TRỨNG
ĐƯỜNG ĐI CỦA TRỨNG
I. Về cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh dục trong ở nữ:
1. Âm đạo (vagina) có hình thái một cái ống kéo dài từ chỗ mở của âm đạo vào tử
cung. Âm đạo có chiều dài từ 8-12cm ở phụ nữ trưởng thành. Phía trong thành âm
đạo là lớp niêm mạc có tác dụng bảo vệ và tiết dịch nhày. Dưới lớp niêm mạc là
thành âm đạo có cấu tạo cơ trơn, một loại cơ có khả năng đàn hồi cao nên có thể
co dãn để thay đổi kích thước của ống âm đạo. Chính vì khả năng đàn hồi mà
âm đạo đạo có thể dãn đủ rộng để cho em bé ra ngoài khi đẻ. Âm đạo thực hiện 3
chức năng: (1) làm ống đựng dương vật khi giao hợp, (2) đướng đi ra của thai
nhi khi đẻ, (3) đường đi ra từ tử cung của kinh nguyệt.
2. Màng trinh (hymen) là nếp gấp niêm mạc trong thành âm đạo che phần mở ra
của âm đạo. Màng trinh có thể có một hay một số lỗ và rất khác nhau ở mỗi người.
Hầu hết phụ nữ có cảm giác màng trinh bị căng hay rách sau lần giao hợp đầu tiên
và có thể có một ít máu chảy đồng thời bị đau một chút. Một số phụ nữ th ì ngược
lại, chẳng có gì ghê gớm xảy ra sau lần giao hợp đầu tiên!
3. Cổ tử cung (uterine cervix): Là phần sau của tử cung và nơi nối tiếp của âm
đạo với tử cung. Cổ tử cung có thành dày và rất chắc với một lỗ mở rất nhỏ (không
rộng hơn một cọng rạ). Tuy nhiên, khi phụ sản sinh em bé, cổ tử cung sẽ mở đủ
rộng để em bé chui qua trong hầu hết các trường hợp.
4. Tử cung (uterus, womb) - cái buồng để nuôi con có hình dạng giống quả lê
để ngược. Thành tử cung có loại cơ trơn với khả năng đàn hồi lớn nhất trong của
cơ thể chúng ta. Nếu phụ nữ không mang thai, tử cung chỉ dài khoảng hơn 7 cm và
rộng khoảng 5 cm nhưng nó cũng có thể giãn ra để bao bọc toàn bộ thai nhi với
nhau thai. Thế mới thấy cơ tử cung có khả ăng co giãn đến mức nào! Tử cung là
nơi nuôi dưỡng bào thai từ giai đoạn hợp tử đến khi em bé được đẻ ra.
5. Ống dẫn trứng (hay vòi trứng)- fallopian tubes nối tử cung với buồng trứng
(mối bên có một ống dẫn trứng) và được treo bởi dây chằng tử cung buồng trứng.
Ống dẫn trứng có chiều dài khoảng 10 cm và nhỏ hơn sợi mỳ. Nó thực hiện hai
nhiệm vụ: (1) là đường di chuyển của trứng và tinh trùng, (2) nơi sảy ra sự gặp gỡ
của tinh trùng từ ngoài đi vào và trứng từ buồng trứng đi ra.
6. Buồng trứng (ovary): Mỗi phụ nữ có hai bùống trứng hình ôvan nằm hai bên.
Buống trứng có chức năng sản xuất, dự trữ trứng. Trứng thành thục (có khả năng
thụ tinh) sẽ rụng vào loa kèn của ống dẫn trứng để di chuyển về tử cung. Nếu
gặp tinh trùng trên đường đi (trong ống dẫn trứng) quá trình thụ tinh có thể sảy ra,
hợp tử sẽ tiếp tục đi ra tử cung và được nuôi dưỡng ở đó. Buồng trứng cón là nơi
sản xuất các steroid hormone như estrogen, progesteron.
II. Về trứng và chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ:
1. Trứng
Sự sản sinh trứng được thực hiện ở buồng trứng do các nang trứng phát triển tạo
thành.
Từ noãn nguyên bào qua phân bào nguyên nhiễm cho ra các noãn bào cấp I. Qua
phân bào giảm nhiễm lần thứ nhất, từ 1 noãn bào cấp I cho 1 noãn bào cấp II và
thể cực thứ nhất. Qua lần phân chia thứ hai, noãn bào cấp II cho ra 1 trứng và 1 thể
cực và từ thể cực thứ nhất cho ra 2 thể cực. Như vậy, qua 2 lần phân chia, chất
dinh dưỡng đều dồn cho tế bào trứng phát triển, còn 3 tế bào thể cực thì nhỏ và bị
thui chột. Trứng mới được hình thành rất nhỏ, sau lớn dần, chín và rụng. Đồng
thời với sự phân chia của noãn nguyên bào để tạo thành trứng, một số tế bào
quanh trứng cũng phân chia tích cực tạo thành bọc chứa nhiều chất dịch, có chức
năng bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào trứng. Trứng chín có hình cầu, chứa nhân và
bao quanh nó là những tế bào hạt. Sau khi trứng rụng, một số tế bào của nang
trứng phát triển thành thể vàng có khả năng sản xuất hoocmon.
Trứng được sinh sản từ tuổi dậy thì, đến 45 - 50 tuổi thì ngưng. Dấu hiệu ngừng
sản sinh trứng là hiện tượng tắt kinh ở phụ nữ. Ở phụ nữ trong tuổi vị thành niên
và trên 35 tuổi chất lượng trứng không tốt. Do đó, nếu sinh đẻ khi còn quá trẻ hoặc
khi đã lớn tuổi thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng của đứa con được sinh ra.
Trứng chín chứa bộ đơn bội nhiễm sắc thể của mẹ, là một tế bào bào sinh dục cái,
có kích thước lớn, đường kính 100 -150m và chứa nhiều tế bào chất, tạo điều kiện
cho hợp tử phát triển. Khi rụng khỏi buồng trứng. Xung quanh trứng c òn bám theo
một lớp tế bào hạt do bao Grap sản xuất ra, gọi là màng lông. Khi trứng chín nó
rụng và lọt vào phần phễu của ống dẫn trứng rồi di chuyển xuống tử cung.
2. Sự rụng trứng và chu ky kinh nguyệt
Khác với nam giới, ở nữ giới khi trứng chín sẽ xẩy ra hiện tượng thải trứng. Hiện
tượng này có kèm theo sự chảy máu và có tính chất chu kỳ nên được gọi là chu kỳ
kinh nguyệt.
Trứng chín rụng sẽ rơi vào loa kèn rồi chuyển vào ống dẫn trứng. Trứng rụng có
khả năng kết hợp với tinh trùng trong vòng 12 - 21 giờ. Trứng được thụ tinh tạo
thành hợp tử sẽ di chuyển xuống làm tổ ở tử cung. Nơi thụ tinh xẩy ra tại 1/3 đầu
trước ống dẫn trứng.
Chu kỳ kinh ngu ...