Danh mục

Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường) (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.20 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chẩn đoán và biện chứng phương trị:2.1. Chẩn đoán. + Lâm sàng có triệu chứng điển hình: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sút cân, mệt mỏi; chẩn đoán thường là không khó. Đối với các trường hợp không có triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hìnhthì thường dựa vào xét nghiệm đường máu và đường niệu để chẩn đoán xác định. + Có triệu chứng đái tháo đường hoặc không, nhưng chỉ cần 1 trong các triệu chứng dưới đây là có thể chẩn đoán xác định: - Trong một ngày (một lần) đường máu ³ 11,1...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường) (Kỳ 2) Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường) (Kỳ 2) 2. Chẩn đoán và biện chứng phương trị: 2.1. Chẩn đoán. + Lâm sàng có triệu chứng điển hình: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sútcân, mệt mỏi; chẩn đoán thường là không khó. Đối với các trường hợp không cótriệu chứng hoặc triệu chứng không điển hìnhthì thường dựa vào xét nghiệmđường máu và đường niệu để chẩn đoán xác định. + Có triệu chứng đái tháo đường hoặc không, nhưng chỉ cần 1 trong cáctriệu chứng dưới đây là có thể chẩn đoán xác định: - Trong một ngày (một lần) đường máu ³ 11,1 mmol/l. -Lúc đói thử đường máu 2 lần đều có kết quả ³ 7,8 mmol/l. -Xét nghiệm đường niệu thấy dương tính rõ. 2.2. Biện chứng luận trị: 2.2.1. Âm hư táo nhiệt: - Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấptáo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết,mạch huyền sác hoặc hoạt sác. - Phương pháp điều trị: tư âm thanh nhiệt. - Phương thuốc: “bạch hổ gia nhân sâm thang” hoặc “tiêu khát phương”hợp “ngọc dịch thang”. Sinh thạch cao 30 - 60g Tri mẫu 10g Thái tử sâm 30g Thiên hoa phấn 10g Sơn dược 30g Ngũ vị tử 10g Chích cam thảo 10g Cát căn 15g Hoàng liên 5g Ngẫu tiết 30g - Gia giảm: Nếu khát nhiều thì gia thêm: sa sâm, thạch hộc. Nếu đại tiện bế thì gia thêm: sinh đại hoàng 10g. 2.2.2. Thể khí âm lưỡng hư. Mệt mỏi vô lực, khí đoản, loạn ngôn, gầy gò, sắc mặt nhợt nhạt, tư hãn, đạohãn, miệng khát thích uống, tâm quí thất miên, đại tiện táo, lưỡi hồng ít tân, rêumỏng hoặc màu xám lục, mạch huyền tế hoặc tế sác vô lực. - Pháp điều trị: ích khí dưỡng âm. - Phương thuốc: “lục vị địa hoàng thang” hợp với “sinh mạch tán” giagiảm. Thục địa 15g Sơn dược 20g Sơn thù nhục 10g Trạch tả 10g Vân linh 15g Thái tử sâm 10 - 20g Ngũ vị tử 10g Mạch môn đông 10g - Gia giảm .Nếu sốt về chiều, đạo hãn thì gia thêm: hoàng bá 10g, tri mẫu 10g. .Nếu mất ngủ thì gia thêm: nữ trinh tử, hạn liên thảo đều 15g. .Nếu lưng gối đau mỏi thì gia thêm: tang thầm tử, câu kỷ tử, đỗ trọng, đều10g. 2.2.3. Thể khí âm lưỡng hư kiêm ứ: Ngoài triệu chứng của khí âm lưỡng hư còn có thể thấy ở 50% bệnh nhâncó triệu chứng: tức ngực khí nộ, đau vùng trước tim, đầu choáng, đau đầu, thị lựcgiảm, chi thể tê mỏi, bán thân bất toại, lưỡi đa phần xám tía, rìa lưỡi có nhiều banđiểm ứ huyết, tĩnh mạch dưới lưỡi căng chướng ngoằn ngoèo, mạch tế sáp bất lợi. - Pháp điều trị: ích khí dưỡng âm - hoạt huyết hóa ứ. - Phương thuốc: “đào nhân thừa khí thang” hợp phương “sinh mạch tán”gia giảm: Đào nhân 10g Hồng hoa 10g Tây thảo 10g Tô mộc 10g Điền thất bột (xung) 3g Đan sâm 15g Quế chi 10g Xuyên khung 10gMạch đông 10g Nhân sâm 10gNgũ vị tử 10g- Gia giảm:Nếu nặng đầu, đau đầu thì gia thêm:xuyên khung, thảo quyết minh.Nếu chi thể tê mỏi thì gia thêm: kê huyết đằng, uy linh tiên, ngọc trúc.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: