Danh mục

Đường phố Đinh Tiên Hoàng mang nhiều dấu ấn lịch sử

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.48 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi quan tâm đặc biệt đến phố Đinh Tiên Hoàng, ở phía đông hồ Hoàn Kiếm. Nằm trong khu vực dày đặc tâm linh, rẻo đất này được nhiều nhà sử học, nhà văn coi là một trong vài nơi hội tụ khí thiêng ngàn năm của đô thị cổ, kể từ thời Kẻ Chợ đến nay. Hà Nội có nhiều con phố, mỗi nơi ít nhiều đều mang dấu ấn lịch sử khi khởi dựng hình thành. Dù qua bao năm tháng, dấu tích xưa vẫn hình thành nên hồn phố – không gian văn hóa để lại cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đường phố Đinh Tiên Hoàng mang nhiều dấu ấn lịch sử Đường phố Đinh Tiên Hoàng mang nhiều dấu ấn lịch sửTôi quan tâm đặc biệt đến phố Đinh Tiên Hoàng, ở phía đông hồ Hoàn Kiếm. Nằmtrong khu vực dày đặc tâm linh, rẻo đất này được nhiều nhà sử học, nhà văn coi làmột trong vài nơi hội tụ khí thiêng ngàn năm của đô thị cổ, kể từ thời Kẻ Chợ đếnnay.Hà Nội có nhiều con phố, mỗi nơi ít nhiều đều mang dấu ấn lịch sử khi khởi dựng hìnhthành. Dù qua bao năm tháng, dấu tích xưa vẫn hình thành nên hồn phố – không gian vănhóa để lại cho mai sau.Nó chỉ dài khoảng 900m, ngày xưa gọi là phố Hồ, rồi đại lộ Francis Garnier. Năm 1945,vị Thị trưởng là bác sĩ Trần Văn Lai đổi thành phố Đinh Tiên Hoàng, để ghi nhớ công laovị Hoàng đế có công chấm dứt nạn cát cứ, thống nhất đất nước hồi thế kỷ thứ X.Tương truyền rằng: Đức Lý Thái Tổ sau khi định đô ở Thăng Long, vãn cảnh nơi đâythấy một hồ nước trong xanh, có ngôi chùa cổ giữa hồ tạo phong cảnh nên thơ, bèn đặttên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng. Đến đời nhà Trần, đền đổi tên là Ngọc Sơn.Vào thời nhà Lê, khoảng năm 1428, sau khi lên ngôi, Thái tổ Lê Lợi cùng đoàn thuyềnngự đi từ sông Hồng, rẽ vào hồ, trả gươm cho Rùa thần. Từ đó hồ Lục Thủy trên đất thônTả Vọng được đặt lại tên là Hoàn Kiếm, hay còn gọi hồ Gươm.Như là một sự trùng hợp lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người khai sinh ra nước ViệtNam dân chủ cộng hòa năm 1945, đã từng nhiều lần qua tuyến phố thiêng này đón xuâncùng với nhân dân, thăm những người lao động tại Bưu điện và Nhà máy Đèn Bờ Hồ…Trải qua bao năm tháng với nhiều triều đại, Kinh thành Thăng Long có rất nhiều tên gọi:Đông Đô thời nhà Hồ; Đông Quan thời nhà Minh xâm lược nước ta; Đông Kinh thời nhàLê và Hà Nội từ thời nhà Nguyễn.Nhiều đền chùa lớn và công trình kiến trúc tiêu biểu đã được người xưa xây dựng lên tạirẻo đất phía đông hồ Hoàn Kiếm. Đền Bà Kiệu thờ mẫu Liễu Hạnh, dựng gần đối diệnvới đền Ngọc Sơn từ thời Lê Thần Tông thế kỷ XVII; tiếp đến là chùa Báo Ân, còn gọi làQuan Thượng, dựng năm 1842, khi đó là ngôi chùa to và đẹp vào bậc nhất của Kinhthành. Kế đó vào năm 1865, đời Vua Tự Đức thứ 18, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu mộtngười giỏi văn chương đến độ được người đương thời phong là “Thần Siêu” đến đây xâydựng cổng đền Ngọc Sơn và Đài Nghiên, Tháp Bút. Những biểu tượng hùng hồn cho khíphách của kẻ sĩ Thăng Long này vẫn trường tồn cho đến ngày nay bên phố Đinh TiênHoàng. Năm 1888 người Pháp thành lập thành phố Hà Nội và bắt đầu tiến hành mở rộngra phía đông nam. Nhà cai trị đặt mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố lớnở Việt Nam, đủ các tiêu chí một đô thị châu Âu, để xứng đáng là Thủ đô của Liên bangĐông Dương thuộc Pháp. Do đó khi quy hoạch xây khu phố mới với kiến trúc châu Âubên cạnh khu phố cổ, họ xác định khu vực hồ Hoàn Kiếm là trung tâm Hà Nội.Thực hiện phương châm giao thông đi trước, hàng loạt đường phố xung quanh khu vựchồ được xây dựng. Để làm đường lớn đi ven hồ, người Pháp đã mở đường cắt ngang đềnvà cổng tam quan đền Bà Kiệu. Đó chính là đường phố Đinh Tiên Hoàng bây giờ. Hiệncổng tam quan cũ đền Bà Kiệu vẫn còn, nằm về phía bên hồ, đang là nơi bán hàng lưuniệm, còn đền nằm phía bên kia đường. Rồi đường mới tiếp tục mở xuyên qua khu vựcchùa Báo Ân.Dấu tích của ngôi chùa còn lại cho đến ngày nay là tháp Hòa Phong, nằm trên rẻo đất bênhồ. Nhìn chênh chếch sang phía bên kia đường Đinh Tiên Hoàng là Bưu điện Hà Nội. Từphố Đinh Tiên Hoàng, thời đó đã có hàng loạt tuyến đường được người Pháp mở theohình bàn cờ như Tràng Tiền, Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần HưngĐạo, Hàng Bài, Tràng Thi… làm cơ sở để bắt đầu xây dựng các công trình kiến trúcmang dáng dấp châu Âu. Năm 1883, trên phố Đinh Tiên Hoàng mọc lên Tòa đốc lý, naylà UBND thành phố Hà Nội, rồi vườn hoa Paul Bert, bây giờ là vườn hoa Lý Thái Tổ,nhà Kèn hình bát giác…Đến năm 1884 nhà bưu điện đầu tiên được xây, năm 1901 tòa nhà chính Bưu điện Bờ Hồtrên nền của chùa Báo Ân hoàn thành. Tiếp đến là Nhà máy Đèn Bờ Hồ nằm phía bênphải Tòa đốc lý. Năm 1900 bến xe điện Bờ Hồ được làm, năm 1906 thì hoàn thành tuyếnxe điện từ Bờ Hồ đi chợ Mơ, chạy qua phố Đinh Tiên Hoàng. Sau ngày tiếp quản Thủ đô1954 đến nay, trong 56 năm ấy, trên phố này được chứng kiến thêm ba lần xây cất lớnnữa, gây nhiều tranh luận về không gian kiến trúc quanh hồ Gươm. Đó là khi tòa nhàchính của Bưu điện Bờ Hồ từ thời thuộc Pháp phá đi, tòa mới nặng nề với tháp đồng hồđánh chuông bốn mặt, tiếp đến là tòa UBND thành phố, sau đó vài năm là nhà “Hàm cámập” – bị dư luận “tấn công” đến mức phải chỉnh sửa.Là trung tâm hành chính, văn hóa – xã hội của Thủ đô, con phố này chứng kiến nhiềunhất những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước và Hà Nội, nhiều người ở độ tuổi nhưtôi vẫn còn nhớ. Đó là vào sáng sớm ngày 10-10-1954, người lính Pháp cuối cùng rời trạiBảo an binh qua phố Đinh Tiên Hoàng để rút quân qua cầu Long Biên. Ngay sau đó nhândân đã ùa ra đây đón đoàn quân chiến th ...

Tài liệu được xem nhiều: