Ebook Chủ quyền Việt Nam trên biển đông: Phần 2
Số trang: 139
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.48 MB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp phần 1, Ebook Chủ quyền Việt Nam trên biển đông: Phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam từ năm 1976 đến năm 2017; hiện trạng biển đông và cơ sở pháp lý quốc tế khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở biển đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các biện pháp và thủ tục giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong luật quốc tế và khả năng áp dụng để giải quyết các tranh chấp ở biển đông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Chủ quyền Việt Nam trên biển đông: Phần 2 Chương 4 THỰC THI VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 2017 I- QUÁ TRÌNH THỰC THI VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1988 1. Bối cảnh lịch sử Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của quân và dân ta kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài hơn 20 năm, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam: thời kỳ độc lập, thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đáp lại nguyện vọng chính đáng của Nhân dân cả nước, đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc - “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ đó, từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước diễn ra tại thành phố Sài Gòn. Hội nghị đã thống nhất đẩy mạnh 186 quá trình thống nhất nước nhà và xem đây là điều kiện cơ bản để đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng số cử tri cả nước) đi bỏ phiếu, bầu 492 đại biểu. Từ ngày 24/6 đến ngày 03/7/1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội. Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất, quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thống nhất Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca; Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Ở địa phương, Quốc hội quyết định tổ chức thành ba cấp chính quyền: cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương. Mỗi cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Từ đây, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 2. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực thi chủ quyền trên Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Ngày 12/5/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng 187 tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trong đó, các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam được tuyên bố như sau: 1) Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra. Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. 2) Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. 188 3) Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 4) Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về 189 mặt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Chủ quyền Việt Nam trên biển đông: Phần 2 Chương 4 THỰC THI VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 2017 I- QUÁ TRÌNH THỰC THI VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1988 1. Bối cảnh lịch sử Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của quân và dân ta kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài hơn 20 năm, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam: thời kỳ độc lập, thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đáp lại nguyện vọng chính đáng của Nhân dân cả nước, đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc - “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ đó, từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước diễn ra tại thành phố Sài Gòn. Hội nghị đã thống nhất đẩy mạnh 186 quá trình thống nhất nước nhà và xem đây là điều kiện cơ bản để đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng số cử tri cả nước) đi bỏ phiếu, bầu 492 đại biểu. Từ ngày 24/6 đến ngày 03/7/1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội. Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất, quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thống nhất Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca; Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Ở địa phương, Quốc hội quyết định tổ chức thành ba cấp chính quyền: cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương. Mỗi cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Từ đây, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 2. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực thi chủ quyền trên Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Ngày 12/5/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng 187 tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trong đó, các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam được tuyên bố như sau: 1) Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra. Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. 2) Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. 188 3) Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 4) Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về 189 mặt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chủ quyền Việt Nam Chủ quyền Việt Nam trên biển đông Quần đảo Hoàng Sa Giải quyết tranh chấp bằng tài phán Giải quyết tranh chấp quốc tế Xác lập chủ quyền của quốc giaGợi ý tài liệu liên quan:
-
161 trang 347 1 0
-
90 trang 129 2 0
-
Ebook Toàn cảnh biển đảo Việt Nam
128 trang 42 0 0 -
Bộ câu hỏi Trắc nghiệm biển đảo
10 trang 40 0 0 -
Tư liệu biển đảo Việt Nam: Phần 1
78 trang 37 0 0 -
Ebook Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
59 trang 28 0 0 -
Đáp án 40 câu hỏi trắc nghiệm biển đảo
3 trang 25 0 0 -
Những ưu điểm của giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài
4 trang 23 0 0 -
Hoàng Sa và Trường Sa - Địa lý Biển Đông: Phần 2
94 trang 22 0 0 -
68 trang 22 0 0