Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Di tích, danh thắng và lễ hội văn hóa tỉnh Bình Thuận phần 2 trình bày các nội dung về Di tích lịch sử - văn hóa tháp nước Phan Thiết; lễ hội giỗ tổ các vua hùng tại đền thờ Hùng Vương; lễ hội Ramưwan của người Chăm Bàni ở bình thuận; lễ hội Yuer Yang (Cầu An) của người Chăm tại tháp Podam;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Di tích, danh thắng và lễ hội văn hóa tỉnh Bình Thuận: Phần 2 DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA THÁP NƯỚC PHAN THIẾT T háp nước Phan Thiết tọa lạc trong khu vực Công viên Vườn hoa, nằm bên tả ngạn sông Cà Ty thuộc phườngBình Hưng, thành phố Phan Thiết. Đây là công trình kiến trúcnghệ thuật độc đáo chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, văn hóavà đã trở thành hình ảnh, biểu tượng thân quen đã in sâu vàotâm thức của bao thế hệ người dân Phan Thiết và Bình Thuận Tháp nước được Hoàng thân Xuphanuvông (sau này làChủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) thiết kế khi còntheo học tại Trường Anbe Xarô ở Hà Nội - một ngôi trường nổitiếng ở Đông Dương do thực dân Pháp xây dựng dành riêng chongười Pháp và con em quan lại cao cấp, doanh nhân trên toàncõi Đông Dương theo học. Ý tưởng xây dựng Tháp nước gắn vớichủ trương quy hoạch chỉnh trang các đô thị ở Việt Nam và trongđó có thị xã Phan Thiết của thực dân Pháp vào những thập niênđầu thế kỷ XX nhằm cung cấp nước cho Tòa Công sứ của Pháp(trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận ngày nay) và người dân nội thịPhan Thiết. Tháp nước được đưa ra đấu thầu để thi công, kết quảnhà thầu Ưng Du trúng thầu khởi công xây dựng vào năm 1928và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1934. Tháp nước được xem là công trình kiến trúc nghệ thuậtđộc đáo, có giá trị mỹ thuật cao so với các tháp nước được xây168 | DI TÍCH, DANH THẮNG VÀ LỄ HỘI VĂN HÓA TỈNH BÌNH THUẬNdựng cùng thời ở các tỉnh, thành khác trong nước. Với lối kiếntrúc hình trụ bát giác cao 32m, được chia thành 3 phần: Phầnthân tháp có hình trụ bát giác cao 22m, càng lên cao càng thu nhỏ,đường kính chân Tháp 9m; phần bầu đài (bồn nước) hình bát giáccao 5m, đường kính 9m; trên cùng là phần nóc, được kiến tạo theodạng hình bát giác với 3 tầng mái lợp bằng ngói móc. Xung quanhbầu đài đắp nổi các mảnh sứ men xanh, xếp theo kiểu chữ hìnhtròn với 4 chữ quốc ngữ “UEPT” (viết tắt của dòng chữ Usine desEaux de Phan Thiet - Nhà máy nước Phan Thiết) và trang trí cácô thông gió bằng các hoa văn chữ “Triện” gồm 5 chữ: Hỷ, Phúc,Thọ, Kiết, Lộc (với hàm ý là vui vẻ, hạnh phúc, trường sinh, thịnhvượng và no ấm) dọc thân tháp rất cầu kỳ tạo tạo cho Tháp nướcPhan Thiết một vẻ đẹp rất riêng; được giới kiến trúc đánh giá làđẹp và độc đáo nhất trong các tháp nước ở Việt Nam bởi sự thanhthoát, sang trọng kiểu kiến trúc phương Đông. Trong quá trình xây dựng tháp nước, các chuyên gia vànhân công đã tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng kỹthuật như: Sỏi phải dùng toàn sỏi trắng đem rửa 5 lần cho sạchcát bụi, cát xây đúc phải rửa 3 lần cho sạch chất bẩn, sắt đúcphải dùng giấy nhám chà xát cho hết hoen rỉ, ván dùng làm cốtpha phải bào láng như ván nằm khi tháo ra không phải tô trét gìthêm. Việc tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật nóitrên đã bảo đảm chất lượng vững chắc của công trình và tồn tạitheo thời gian. Tháp nước ra đời và tồn tại đến nay trải qua hơn 2/3 thếkỷ đã chứng kiến bao đổi thay của thành phố Phan Thiết. Mặcdù không còn chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho người dânnội thành Phan Thiết; nhưng Tháp nước vẫn được bảo vệ, gìngiữ như một phần của Phan Thiết xưa, gắn với ký ức của cácthế hệ người dân địa phương, là hình ảnh gần gũi thân thương,biểu tượng thiêng liêng trong mỗi người dân Phan Thiết và BìnhThuận. Trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn,nhà thơ, các nhiếp ảnh gia, các hoạ sỹ… HISTORIC, SIGHTSEEING AND CULTURAL FESTIVALS BINH THUAN PROVINCE | 169 Điều đặc biệt vào các ngày làm việc trong tuần đúng 7giờ sáng và 17 giờ chiều, từ đỉnh Tháp nước vang lên tiếng còihụ báo hiệu bắt đầu và kết thúc một ngày làm việc của cán bộ,công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Phan Thiết; điềunày chắc hẳn lạ lẫm với những du khách lần đầu đến Phan Thiếtnhưng lại rất quen thuộc và gần gũi với người dân nơi đây. Bởitiếng còi hụ không chỉ là âm thanh đơn thuần báo hiệu và kếtthúc một ngày làm việc mà nó còn là dấu ấn về thắng lợi vĩ đạicủa dân tộc trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, cũng vàothời khắc lịch sử thiêng liêng đó, lần đầu tiên trên đỉnh Thápnước lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trước sự chứng kiếncủa đông đảo nhân dân Phan Thiết. Năm 2005, Tháp nước được UBND tỉnh ra quyết địnhcông nhận là Lôgô - biểu tượng của tỉnh Bình Thuận. Đây đượcxem là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo chứa đựngnhiều giá trị về lịch sử, văn hóa; là món quà quý giá mà Hoàngthân Xuphanuvông đã để lại trên vùng đất Phan Thiết. Năm2018, tháp nước được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấptỉnh, đây là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đếnPhan Thiết. Ngày nay, Tháp nước không chỉ là biểu tượng củatỉnh Bình Thuận mà còn là một công trình hữu nghị, thể hiện tìnhđoàn kết, gắn bó keo sơn của hai dân tộc Việt - Lào anh em./.170 | DI TÍCH, DANH THẮNG VÀ LỄ HỘI VĂN HÓA TỈNH BÌNH THUẬN Cảnh quan Tháp nước Phan Thiết về ...