Danh mục

Ebook Lịch sử công tác Dân vận Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1930-2010): Phần 1

Số trang: 66      Loại file: pdf      Dung lượng: 816.85 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 38,000 VND Tải xuống file đầy đủ (66 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ebook Lịch sử công tác Dân vận Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1930-2010): Phần 1 gồm các nội dung chính như sau: Công tác dân vận trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); Công tác dân vận trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); Công tác dân vận sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954-1965). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử công tác Dân vận Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1930-2010): Phần 1 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMBAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊNLỊCH SỬ CÔNG TÁC DÂN VẬNĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN (1930 - 2010) Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN: Thường trực Tỉnh ủy Thái NguyênBAN CHỈ ĐẠO: 1- Phùng Đình Thiệu - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ: Trưởng ban. 2- Lương Thị Đài - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh uỷ: Phó ban. 3- Lê Ngọc Tuấn - Chánh VP Ban Dân vận Tỉnh uỷ: Thư kí 4- Tô Sĩ Hoà - Trưởng phòng Tôn giáo - Dân tộc Ban Dân vận Tỉnh uỷ: Uỷ viên.BAN BIÊN SOẠN: 1- TS Nguyễn Xuân Minh (Chủ biên): Chương VI và Kết luận. 2- Phạm Tất Quynh: Các chương: Mở đầu và V. 3- Nguyễn Văn Thắng: Các chương: III, IV và Phụ lục. 4- Vũ Thanh Khôi: Các chương: I, II và Phụ lục.BIÊN TẬP: TS Nguyễn Xuân Minh.2 LỜI GIỚI THIỆU Từ khi tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Thái Nguyênđược thành lập ở xã La Bằng, huyện Đại Từ (mùa Thu năm 1936) đến nay, thời gianđã trải qua gần 75 năm. Trên chặng đường lịch sử ấy, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đãluôn luôn quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo các quan điểm, chủ trương, đường lốicủa Đảng vào thực tiễn công tác vận động quần chúng. Nhờ làm tốt công tác dânvận, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi mọichủ trương, đường lối của Đảng, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng cả nước khôngngừng phát triển đi lên. Thực hiện chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác nghiên cứu, biên soạnlịch sử Đảng bộ các cấp và lịch sử các ban, ngành trong tỉnh; nhân dịp kỉ niệm 80năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2010), BanDân vận Tỉnh uỷ tổ chức nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách Lịch sử côngtác dân vận Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1930 - 2010). Ngoài phần Kết luận và Phụ lục, cuốn sách Lịch sử công tác dân vận Đảng bộtỉnh Thái Nguyên (1930 - 2010), gồm có 7 chương. Dựa vào nhiều nguồn tư liệuphong phú được sưu tầm ở các kho lưu trữ Trung ương và địa phương, bằng phươngpháp lịch sử là chủ yếu kết hợp với phương pháp lôgíc, phương pháp phỏng vấn, BanBiên soạn đã dựng lại một cách có hệ thống, khách quan và sinh động quá trình lãnhđạo công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh trong hơn bảy thập kỉ đã qua; trên cơ sở đórút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, cần thiết cho sự lãnh đạo công tác dân vậnhiện nay. Cuốn sách là tài liệu quí, góp phần tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống;khơi dậy và phát huy lòng tự hào trong mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viênlàm công tác dân vận; động viên mọi người nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoànthành xuất sắc nhiệm vụ vận động quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi sựnghiệp đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trên địa bàn, xây dựng tỉnhThái Nguyên trở thành một tỉnh giàu về kinh tế, vững mạnh về an ninh - quốc phòng. Tuy Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo và Ban Biên soạn đã làm việckhẩn trương, nghiêm túc và công phu, nhưng do nguồn tư liệu lịch sử về công tác dânvận của Đảng bộ tỉnh rất khan hiếm, nên nội dung cuốn sách chắc chắn còn có nhiềukhiếm khuyết. Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo và Ban Biên soạn cuốnsách rất mong đông đảo bạn đọc góp ý, bổ sung. Nhân dịp này, chúng tôi xin trân trọng cám ơn các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ,Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, các đoàn thể quần chúng và các nhânchứng lịch sử đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quí báu xây dựng nội dung cuốnsách; cám ơn Thường trực Tỉnh uỷ, các cơ quan, ban, ngành chức năng của tỉnh vàcác huyện, thành phố đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để cuốn sách được biên soạn3và xuất bản vào đúng dịp kỉ niệm 80 năm ngày truyền thống công tác dân vận củaĐảng. Thay mặt Ban Dân vận Tỉnh uỷ, tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Lịch sửcông tác dân vận Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1930 - 2010) với toàn thể cán bộ,đảng viên trong Đảng bộ tỉnh cùng các bạn đọc. TRƯỞNG BAN DÂN VẬN TỈNH UỶ THÁI NGUYÊN Phùng Đình Thiệu4 CHƯƠNG MỞ ĐẦU Thời các vua Hùng, nước ta được chia thành 15 bộ. Tỉnh Thái Nguyên thời ấythuộc bộ Vũ Định, do một lạc tướng đứng đầu. Khoảng đầu Công nguyên, chế độ lạctướng chấm dứt, bộ chuyển thành huyện; riêng tên Vũ Định vẫn được giữ nguyên. Dưới triều đại Lê, Lý, tỉnh ta thuộc châu Thái Nguyên, rồi châu Vũ Lặc. Năm1397, nhà Trần đổi châu Vũ Lặc thành trấn Thái Nguyên. Năm Quang Thuận thứ 7(1466), Lê Thánh Tông chia nước thành 12 đạo. Ba năm sau (1469), trên cơ sở địnhlại bản đồ hành chính, nhà Lê lại chia nước ta làm 12 thừa tuyên. Đạo Thái Nguyênđược đổi thành thừa tuyên Ninh Sóc. Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), Thái Nguyênđược ...

Tài liệu được xem nhiều: