Danh mục

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Quang (1947-2022): Phần 2

Số trang: 309      Loại file: pdf      Dung lượng: 15.98 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 33,000 VND Tải xuống file đầy đủ (309 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách được biên soạn nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với đồng bào các dân tộc Bắc Quang, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch số 342- KH/TU, ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về việc tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng. Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Quang (1947-2022): Phần 2 Chương VĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN BẮC QUANG TRONG THỜI KỲ CẢ NƯỚC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975 - 1985) I- TẬP TRUNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI, GIỮ VỮNG AN NINH CHÍNH TRỊ (1975 - 1978) Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàngiải phóng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Bắc Quang cùngtoàn tỉnh và cả nước bước vào thời kỳ mới - thời kỳ cả nướcxây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1976 là năm mở đầu của thời kỳ xây dựng đất nướctrong điều kiện thời bình, thống nhất; năm đầu của kế hoạch 5năm (1976 - 1980). Nhiều sự kiện trọng đại đánh dấu bướcngoặt mới trong lịch sử dân tộc: ngày 25/4/1976, cử tri cảnước phấn khởi, vui mừng cầm lá phiếu bầu Quốc hội khoá VI- Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Ngày 02/7/1976,kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá VI đã quyết định đổi tên nướcthành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ đô làHà Nội. Từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976, Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ IV của Đảng quyết định đổi tên Đảng Laođộng Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dânchủ Cộng hoà khoá V, kỳ họp thứ hai, ngày 27/12/1975 vềviệc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnhHà Tuyên, đầu tháng 4/1976 việc hợp nhất hai tỉnh đã đượctiến hành. Thị xã Tuyên Quang là trung tâm chính trị, kinh tế,văn hoá của tỉnh. Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh HàTuyên đã được thành lập theo sự chỉ định của Ban Bí thưTrung ương Đảng. Đồng chí Trần Hoài Quang được cử giữchức Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 23/02/1976, Hội đồng nhân dântỉnh hợp nhất Hà Tuyên họp phiên đầu tiên thông qua mục tiêu126kinh tế - xã hội năm 1976, bầu ra Ủy ban nhân dân tỉnh, dođồng chí Kim Xuyến Lượng làm Chủ tịch. Từ ngày 01/4/1976,các cơ quan, đơn vị, địa phương chính thức hoạt động theo đơnvị hành chính mới. Bắc Quang sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội vàkháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ và nhân dân tronghuyện đạt được nhiều thành tích quan trọng trong cải tạo xãhội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chế độ người bóclột người bị xoá bỏ hoàn toàn, quan hệ sản xuất mới xã hội chủnghĩa được xác lập, đời sống vật chất và tinh thần của nhândân ngày càng được cải thiện và từng bước được nâng cao. Tuy vậy, nền kinh tế của Bắc Quang vẫn trong tình trạngsản xuất nhỏ, tự túc tự cấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèonàn, nền kinh tế nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên;thiên tai bão lụt, hạn hán xảy ra liên tiếp; trình độ quản lý kinhtế và năng lực tổ chức thực hiện còn hạn chế. Bên cạnh đó, hậuquả của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốcMỹ để lại còn rất nặng nề. Trước tình hình đó, Đảng bộ tập trung lãnh đạo nhân dânvượt qua mọi khó khăn, từng bước thực hiện hoàn thành nhiệmvụ xây dựng và phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội,đưa phong trào cách mạng của huyện vững chắc tiến lên. Thực hiện Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (khoá III) và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh HàTuyên, ngay đầu năm 1976, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân tronghuyện khắc phục mọi khó khăn vươn lên quyết tâm thực hiệnthắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch Nhànước năm 1976. Ngày 31/8/1976, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện BắcQuang lần thứ XI được tiến hành tại thôn Thượng Mỹ, xã ViệtVinh. Đại hội đã đánh giá, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng bộtrong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ lần thứ X và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng vàNhà nước. 127 Đại hội nhất trí khẳng định trong nhiệm kỳ (1974 - 1976),dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, với sự nỗ lực phấn đấu củaĐảng bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện đã đem lại kếtquả quan trọng, khá toàn diện: Thực hiện xong một bước về củngcố và phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, vận động tổchức lại sản xuất, cải tiến quản lý hợp tác xã, thực hiện chế độ bakhoán thống nhất toàn hợp tác xã, từng bước đưa nông nghiệp tiếnlên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Toàn huyện được chia làm haivùng rõ rệt, có 9 xã vùng cao, 27 xã vùng thấp. Toàn huyện có242 hợp tác xã với 10.945 hộ tham gia đạt 99,02% so với số hộnông dân trong toàn huyện. Huyện xây dựng được 4 hợp tác xãtoàn xã. Trên địa bàn của huyện còn có 2 nông trường, 4 lâmtrường. Trên cơ sở quy mô mới, các hợp tác xã tiến hành quyhoạch lại đồng ruộng, khoanh vùng kinh tế, tổ chức quản lý theohướng tập trung thâm canh, chuyên canh, tăng vụ, coi trọng cả lúavà màu, khai hoang phục hoá hợp lý, mở rộng diện tích gieotrồng, mạnh dạn sử dụng giống mới cho năng suất cao và cải tiếnkỹ thuật canh tác. Với những bước đi đó, đang tạo ra những sựchuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1976, diện tíchđất nông nghiệp được sử dụng là 11.476 ha, trong đó diện tích lúagieo cấy được 9.214,15 ha, so với kế hoạ ...

Tài liệu được xem nhiều: