Danh mục

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 2

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.53 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 23,000 VND Tải xuống file đầy đủ (79 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Đảng bộ Hoàng Su Phì lãnh đạo nhân dân trong huyện tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (4/1965 - 4/1975); đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Hoàng Su Phì trong thời kỳ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975 - 1985); đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Hoàng Su Phì thực hiện đường lối đổi mới của đảng (1986 - 2017). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 2 CHƯƠNG IV ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TRONG THỜI KỲ THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 - 1985) I. TẬP TRUNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIỮVỮNG AN NINH CHÍNH TRỊ (1975 - 1978) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộctrường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. Đất nước hoàn toàn thống nhất, từMục Nam Quan đến mũi Cà Mau được nối liền một dải, cả nước cùng thực hiện hainhiệm vụ chiến lược cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa. Song, ngay sau đó biết bao khó khăn, thử thách đối với dân tộc ta. Đất nướcvừa ra khỏi chiến tranh. Miền Bắc bị tàn phá nặng nề, cơ cấu kinh tế mất cân đối dophải tập trung cho sự nghiệp bảo vệ và giải phóng đất nước. Khoa học và kinh tế nôngnghiệp lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nhỏ. Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IV của Đảng đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 -1980), nhằm xây dựngcơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng cường nộilực cách mạng tạo tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo. Ngày 27/12/1975, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về bỏ cấp khu, mởrộng quy mô cấp tỉnh cho phù hợp với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, hai tỉnhHà Giang và Tuyên Quang hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên, Đảng bộ và nhân dân các dântộc huyện Hoàng Su Phì phấn khởi hào hứng trong phong trào thi đua lao động sảnxuất, tiết kiệm, xây dựng quê hương giàu đẹp và trở thành một pháo đài vững mạnhtoàn diện góp phần bảo vệ biên cương Tổ quốc. Quán triệt tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên lần thứ nhất, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoàng SuPhì lần thứ X được triệu tập vào tháng 12/1976. Đồng chí Nguyễn Mạnh Tục được bầugiữ chức Bí thư Huyện ủy. Đại hội đã đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của BanChấp hành Đảng bộ huyện lần thứ IX và chỉ rõ những khó khăn, thuận lợi, yếu điểm,những mặt đã làm được và tồn tại còn vướng mắc, đồng thời đề ra những biện phápkhắc phục đưa nền kinh tế huyện đi lên. Về khó khăn:Thời gian qua do yêu cầu công tác các đồng chí trong Ban lãnh đạoluôn thuyên chuyển nơi này, nơi khác; một số đồng chí cán bộ chủ chốt phải đi học vănhóa, đi học các trường lý luận trung, cao cấp dài hạn đã làm cho đội ngũ cán bộ bị xáotrộn liên tục, từ đó ảnh hưởng lớn đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào tại địaphương. Cùng lúc đó có nhiều sự kiện xảy ra như sự kiện người Hoa; sự kiện cuộcchiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc xảy ra ở huyện bạn đã ít nhiều ảnh hưởng đến tưtưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc điều chuyển cán bộ, đồng bào dân tộcbiên giới vào nội địa gặp không ít cản trở do trình độ nhận thức của đồng bào còn thấpkém. Về thuận lợi: Toàn Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhất trí cao. Được sự chỉ đạosát sao của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và sự đồng tình ủng hộ của toàn Đảng, toàn dân vàtoàn quân trong huyện. Khi chiến sự xảy ra, Đảng bộ huyện đã chủ động thành lập Banchỉ huy Quân sự thống nhất trong toàn huyện, bố trí lực lượng chiến đấu và triển khaiphương án phòng thủ, thành lập các cụm chiến đấu liên hoàn, khẩn trương điều chuyểndân vùng biên giới vào nội địa an toàn, kịp thời. Trong khi một bộ phận nhân dân hoangmang, dao động, bỏ làng, bỏ bản lánh đi nơi khác, Đảng bộ đã tuyên truyền, vận động 57họ trở lại bám đất, bám làng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc, nhờđó mà các hợp tác xã nông nghiệp vẫn tồn tại, không bị tan vỡ. Đại hội cũng nhận định rõ những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ qua, đặc biệtlà trên mặt trận nông nghiệp với trọng tâm chỉ đạo là thâm canh tăng năng suất, huyệnđã cử nhiều đợt cán bộ (có đợt đông tới 170 người) xuống các xã chỉ đạo sản xuất.Nhiều hợp tác xã đã chú ý làm tốt công tác thủy lợi và phân bón. Các giống lúa mớiđược bà con mạnh dạn đưa vào trồng cấy. Những cuộc hội hè, cưới xin, ma chay đềuđược vận động giảm bớt dành thời gian, công sức cho sản xuất. Về yếu điểm: Do sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu nên năng suất nông nghiệpchưa cao. Những đợt rét đậm kéo dài, hạn hán vào mùa xuân ảnh hưởng xấu đến sựtăng trưởng các loại cây trồng và đàn gia súc. Trong các hợp tác xã hiện tượng khoán hộlan rộng, quy trình thực hiện kỹ thuật thâm canh còn rất yếu, sự chỉ đạo của các cấp ủychưa sâu sát, thiếu đồng bộ nên dẫn đến năm 1976 nhiều chỉ tiêu trồng trọt và chăn nuôikhông hoàn thành, giảm so với năm 1975. Công tác sẵn sàng chiến đấu có lúc có nơichưa được đề cao; lĩnh vực tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên lúc bình thường thìchủ quan, khi chiến sự xảy ra thì lúng túng, bị động, hoang mang muốn lui về phía sau.Nhiề ...

Tài liệu được xem nhiều: