Danh mục

Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015): Phần 2

Số trang: 264      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nối phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015): Phần 2 trình bày những nội dung sau: Những năm đầu thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương (1997 - 2000); bước đầu thực hiện mục tiêu xây dựng “thành phố Đà Nẵng giàu mạnh, văn minh” (2001 - 2005); phát triển Đà Nẵng theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững, xứng đáng là trung tâm kinh tế - xã hội của miền trung (2005 - 2010);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015): Phần 2 Phần hai THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (1997 - 2015) Chương Năm NHỮNG NĂM ĐẦU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (1997 - 2000) I. BƯỚC CHUYỂN MÌNH CỦA MỘT THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Bốn năm cuối cùng của thế kỷ XX, có ý nghĩa rất quan trọng đối với lịch sử Đà Nẵng nói chung và lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nói riêng. Đây là giai đoạn có tính chất bản lề giữa hai chặng đường phát triển của thành phố “đầu biển cuối sông” kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975. Chặng đường đầu tiên là giai đoạn của một đô thị loại II cùng với huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và huyện nông thôn Hòa Vang đa phần là rừng núi. Chặng đường thứ hai là giai đoạn của một đô thị loại I - thành phố trực thuộc Trung ương đang vươn lên trở thành “một chấm son trên bản đồ Tổ quốc” - đúng như mong muốn của Bác Hồ khi nghĩ về mảnh đất này. Những thành tựu đạt được trong hơn 10 năm đổi mới của Đảng, đã tạo nên thế và lực mới để nước ta bước vào một giai đoạn mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vị thế Việt Nam được nâng cao trong khu vực và trên thế giới. 227 BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Trong bối cảnh đó, thành phố Đà Nẵng cũng từng bước chuyển mình đi lên. Vai trò của Đà Nẵng ngày càng được khẳng định đối với sự phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trước yêu cầu mới của tình hình, Đà Nẵng cần có chính sách, cơ chế đồng bộ riêng để bức phá đi lên. Đồng thời, thể theo nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, ngay từ Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng vào tháng 5 năm 1989, đã kiến nghị với Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng cho phép thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương; nếu chưa đủ điều kiện thì cho Đà Nẵng trở thành Đặc khu kinh tế của duyên hải miền Trung hoặc Khu kinh tế mở. Tiếp tục tinh thần đã được kiến nghị của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng, Đại hội lần thứ XV Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (từ ngày 16 đến 19 tháng 10 năm 1991), đã đề nghị Trung ương cho tách Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc Trung ương. Nếu chưa tách thì cho một quy chế của Đặc khu kinh tế. Tiếp theo đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (khóa XVI) được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng (là Đại hội cuối cùng của Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng), diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng 4 năm 1996, đã kiến nghị chia tách Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Ngày 08 tháng 10 năm 1996, đồng chí Mai Thúc Lân - Bí thư Tỉnh ủy, nhận được Công điện số 75/CCHC/TW của Trung ương nêu rõ: Bộ Chính trị đã có Thông báo số 06/TB-TW ngày 07 tháng 10 năm 1996 về việc nhất trí chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính: Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh ủy phải chỉ đạo hoàn tất thủ tục để kịp trình Quốc hội quyết định trong cuộc họp giữa tháng 10 này. Với tinh thần rất khẩn trương, ngày 09 tháng 10 năm 1996, Thường trực Tỉnh uỷ đã có cuộc họp liên tịch với Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt 228 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 – 2015) trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh để bàn việc triển khai Công điện của Trung ương về chia tách tỉnh. Vấn đề được đặt ra cấp thiết nhất là chia tách địa giới hành chính của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng theo phương án nào là thích hợp nhất để trình lên Quốc hội. Lúc này, có 4 phương án chia tách được đặt ra để tạo nên địa giới hành chính phù hợp với một Đà Nẵng trực thuộc Trung ương: + Gồm thành phố Đà Nẵng hiện tại và các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, thị xã Hội An. + Gồm thành phố Đà Nẵng hiện tại, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. + Gồm thành phố Đà Nẵng và thêm một số xã phụ cận của Hòa Vang và Điện Bàn. + Gồm thành phố Đà Nẵng hiện tại và các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, thị xã Hội An. Trong thảo luận, có ý kiến đề nghị chia thành Quảng Nam và Quảng Đà như trước khi giải phóng và địa bàn Đặc khu Quảng Đà trước đây sẽ gọi là thành phố Đà Nẵng - bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa. Vì có quá nhiều phương án và ý kiến thảo luận cũng rất khác nhau, nên Thường trực Tỉnh ủy kết luận chỉ chọn phương án 1 và 2, là hai phương án có tính hợp lý và khả thi hơn cả, đồng thời giao Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh phân tích cụ thể hai phương án trên để Hội nghị liên tịch tiếp tục làm việc. Ngày 11 tháng 10 năm 1996, Hội nghị Tỉnh uỷ đã nghe Uỷ ban nhân dân trình bày 2 phương án được xem là hợp lý nhất. Theo đó, Tỉnh uỷ đã biểu quyết chọn phương án 2 (tức gồm thành phố Đà Nẵng hiện tại, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa); đồng thời, giao Uỷ ban nhân dân tiếp tục chuẩ ...

Tài liệu được xem nhiều: