Danh mục

Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Lào Cai (1950-2020): Phần 2

Số trang: 475      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.94 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Lào Cai (1950-2020) nhằm ôn lại truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa cũng như những thành tựu trong lao động sản xuất của Đảng bộ và nhân dân thành phố Lào Cai trong 70 năm 1950 - 2020, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao lòng tự hào về quê hương, đất nước, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thành phố, đặc biệt là thế hệ trẻ ra sức học tập, công tác, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Lào Cai (1950-2020): Phần 2 410 Chương V ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1992 - 2000) I- ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG THỊ XÃ TỈNH LỴ, THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1992 - 1995) 1. Bối cảnh lịch sử Tái lập thị xã tỉnh lỵ Lào Cai (tháng 9/1992) trong bối cảnh đất nước không còn nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam, nợ nước ngoài phải trả hằng năm tăng lên, các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu truyền thống đột ngột đóng cửa, nhiều chương trình hợp tác quốc tế dừng hoạt động, các nước phương Tây cấm vận và bao vây kinh tế. Các thế lực thù địch ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, kích động thực hiện đa nguyên, đa đảng nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, truyền bá tư tưởng, văn hóa độc hại, đưa gián điệp, biệt kích vào phá hoại nước ta; câu kết với bọn phản động, các phần tử cơ hội trong nước tăng cường hoạt động hòng lật đổ chế độ. Tình hình an ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng, nhiệm vụ bảo vệ đất nước nặng nề hơn lúc nào hết. Trong điều kiện đó, công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, tạo tiền đề đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng bị cô lập về chính trị và bị cấm vận về kinh tế, từ đó bước vào quỹ đạo tăng trưởng và hội nhập. Quan hệ đối ngoại của nước ta từng bước được đa phương hóa, đa dạng hóa, trong đó quan hệ với các nước lớn được cải thiện, mở ra triển vọng bình thường hóa. Chúng ta tích cực tìm kiếm các thị trường mới, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp nhận tiến bộ khoa học - công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới. Công cuộc đổi mới được đông đảo nhân dân ủng hộ; cục diện chính trị nước ta ổn định. Trên đà thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Chương V: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN... 411 (tháng 6/1991) được tiến hành. Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Đại hội đã mở ra một triển vọng mới cho đất nước và là động lực lớn thôi thúc toàn Đảng, toàn dân vững bước vào chặng đường đổi mới tiếp theo. Trên cơ sở đánh giá khách quan về mọi mặt trong thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Đại hội Đảng lần thứ VII đã xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 là: Vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay1. Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó xác định nội dung và tính chất của thời đại, nhận thức mới của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội khẳng định chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế quốc doanh là chủ đạo, kinh tế quốc doanh cùng kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Đại hội xác định phương châm chỉ đạo của Đảng là: Tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong Đảng, quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp động lực kinh tế với động lực tinh thần; tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, mở rộng và tăng cường quan hệ quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi, gìn giữ và phát huy những truyền thống và bản sắc tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Đối với Lào Cai, việc tái lập tỉnh (tháng 10/1991) phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tạo sự đồng thuận, phấn khởi, tin tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Lào Cai sau tái lập là một tỉnh có tiềm năng phong phú, đa dạng, dưới ánh sáng đổi mới của Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã có những chuyển biến bước đầu đáng khích lệ trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và lịch sử để lại, Lào Cai là tỉnh thuộc khu vực kém phát triển nhất cả nước; _____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.50, tr.458. 412 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LÀO CAI (1950 - 2020) kết cấu hạ tầng yếu kém, không đồng bộ, ngày càng xuống cấp, vùng biên giới thuộc “vành đai trắng” sau chiến tranh còn nhiều chông mìn và vật cản, kết cấu hạ tầng hầu như không có gì. Sau bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, với lợi thế cửa khẩu quốc gia và quốc tế trên địa bàn, Lào Cai có điều kiện trở thành một thương trường l ...

Tài liệu được xem nhiều: