Danh mục

Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Phủ Lý: Phần 2

Số trang: 587      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.28 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Phủ Lý: Phần 2 trình bày những nội dung sau: Đảng bộ thị xã lãnh đạo nhân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu góp phần giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1965 - 1975); Đảng bộ lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất và tham gia bảo vệ tổ quốc (1975 - 1985); Đảng bộ thị xã lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 1995);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Phủ Lý: Phần 2 CHƯƠNG IV ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO VỪA SẢN XUẤT,VỪA CHIẾN ĐẤU GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1965 - 1975) I. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và khôi phục kinh tế(1965 - 1971) 1. Anh dũng kiên cường chống chiến tranh phá hoại củakhông quân Mỹ (1965 - 1968) Sau những thất bại nặng nề trên chiến trường miền Namchiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị đánh sập, đế quốc Mỹ tiếnhành can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh chống lại nhân dânta, thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và đánhphá miền Bắc bằng không quân và hải quân hòng chặn đứng sựchi viện của miền Bắc cho miền Nam, uy hiếp trực tiếp và mạnhmẽ hậu phương chiến tranh của cách mạng miền Nam, làm lunglay quyết tâm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.Miền Bắc từ hòa bình chuyển sang trạng thái có chiến tranh. Trước tình hình mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ươnglần thứ 11 (khóa III) của Đảng ngày 25-3-1965 đã khẳng định:“Nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc là phải kịp thời chuyểnhướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế vàtăng cường lực lượng quốc phòng”86 nhằm đảm bảo cho miền Bắccùng một lúc thực hiện cả 3 nhiệm vụ: Tiếp tục xây dựng chủnghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh, đánh thắng các bướcleo thang của không quân, hải quân Mỹ và tăng sức chi viện chotiền tuyến miền Nam.86 Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu nước, tập I (1954 – 1965), Nxb. Sựthật, Hà Nội, 1985, tr.214, 218, 219. 160 Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của giai đoạn cách mạngmới, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 111-NQ/TW về việcsáp nhập một số tỉnh và đảng bộ địa phương. Ngày 21-4-1965, Ủyban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 103-NQ/TVQH phê chuẩn việc sáp nhập hai tỉnh Hà Nam và NamĐịnh thành tỉnh Nam Hà. Theo đó các cơ quan, ban, ngành, trụ sởcủa tỉnh Hà Nam chuyển về thành phố Nam Định. Phủ Lý trởthành thị xã thuộc tỉnh Nam Hà với tên gọi mới là thị xã Hà Nam. Từ ngày 3 đến ngày 7-5-1965, Hội nghị Ban Chấp hànhĐảng bộ tỉnh Nam Hà họp ban hành một số nghị quyết về côngtác tổ chức và tình hình nhiệm vụ cấp bách trước mắt của Tỉnh.Hội nghị nhấn mạnh: Toàn thể cán bộ, đảng viên và quân dântrong Tỉnh phát huy cao độ tinh thần cách mạng yêu nước, ra sứcphấn đấu giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc,hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trongcả nước. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Nam Hà, ngày 14-10-1965 Thị ủy Hà Nam ra Nghị quyết số 36-NQ/TU về phươnghướng công tác 3 tháng cuối năm 1965. Trong điều kiện cả nướccó chiến tranh, nhiệm vụ cách mạng chuyển sang một giai đoạnmới, sản xuất và chiến đấu trở thành nhiệm vụ trọng tâm, sựnghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và mọi mặt công tác khác đềuphải chuyển hướng để phù hợp với thời chiến. Nghị quyết đã chỉra nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể: Đối với tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục ổn định cơ sở sơ tán,ẩn tán và che phòng tốt, đồng thời củng cố hơn nữa hợp tác xã,đẩy mạnh phát triển sản xuất; nâng cao năng suất chất lượng sảnphẩm; tiết kiệm nguyên liệu. Đẩy mạnh giáo dục tư tưởng cho cán 161bộ, xã viên chuyển biến kịp tình thế mới; nâng cao tinh thần cầnkiệm, tự lực cánh sinh, coi sản xuất là một nhiệm vụ chiến đấu;chú ý lãnh đạo cân đối cả hai mặt sản xuất và chiến đấu đi đôi vớinhau, hỗ trợ lẫn nhau, nhằm vừa ổn định được sản xuất, đời sốngvà tư tưởng, vừa sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh: Thực hiệnphương châm vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, hướng sảnxuất nhằm tăng cường phục vụ đắc lực cho nông nghiệp, phục vụquốc phòng và giao thông vận tải. Toàn ngành phát động đợt thiđua nước rút hoàn thành kế hoạch cả năm với nội dung: Năng suấtcao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều. Đối với giao thông vận tải: Đây là nhiệm vụ hết sức quantrọng trên địa bàn thị xã Hà Nam - yết hầu của trục giao thôngchiến lược với hệ thống đường bộ, đường sắt. Toàn ngành tiếp tụccủng cố các hợp tác xã vận tải, tăng cường cán bộ quản lý, tậndụng hết khả năng phương tiện hiện có để phục vụ tốt kế hoạchvận chuyển của Nhà nước, phục vụ tốt sản xuất và chiến đấu.Chuẩn bị nguyên liệu sửa chữa phòng khi địch oanh tạc. Phát triểnthêm các loại xe thồ, xe ba gác đáp ứng yêu cầu vận tải trong điềukiện có chiến tranh. Đối với chăn nuôi, trồng trọt: Đẩy mạnh trồng các loại raumàu, tận dụng diện tích trong Thị xã. Thực hiện mỗi xã viên tựtúc 10 ngày lương thực, ít nhất mỗi người 6m2 rau. Đẩy mạnh chănnuôi tập thể, chủ yếu là nuôi lợn, cá ở các hợp tác xã. Đối với công tác bảo vệ trị an: Xây dựng lực lượng bán vũtrang, sẵn sàng chiến đấu. Nghị quyết nêu rõ: Phải làm cho toànthể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc đốiphó với âm mưu sử dụng chiến tranh tâm lý, chiến tranh g ...

Tài liệu được xem nhiều: