Danh mục

Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước (1930-2020): Phần 1

Số trang: 304      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước (1930-2020): Phần 1 giới thiệu đến các bạn đọc về Bình Phước - vùng đất, con người và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp trước khi có đảng; đảng lãnh đạo nhân dân Bình Phước đấu tranh cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1930-1945); lãnh đạo quân và dân Bình Phước kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945-7/1954). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước (1930-2020): Phần 1 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƯỚC (1930 - 2020) BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƯỚC LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƯỚC (1930 - 2020) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT Hà Nội - 2020 Chỉ đạo biên soạn Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước các khóa VI, VIII, X Ban Biên soạn Nguyễn Thị Lan Hương Trần Tuyết Minh Hà Anh Dũng Vũ Sỹ Thắng Đoàn Tấn Dũng Thiếu tướng Phùng Đình Ấm Nguyễn Huỳnh Nguyễn Công Khanh Phạm Quốc Hùng Trương Quang Phúc Trần Văn Quân Nguyễn Thanh Danh Cố vấn khoa học Phó Giáo sư Hồ Sĩ Khoách Tiến sĩ sử học Lê Hữu Phước LỜI NHÀ XUẤT BẢN Bình Phước là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo số liệu thống kê năm 2019, Bình Phước có dân số là 997.766 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,9% dân số toàn tỉnh. Đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước vốn có truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường, cần cù, sáng tạo trong đấu tranh giải phóng và xây dựng quê hương. Những năm cuối thế kỷ XIX, sau khi thiết lập xong bộ máy cai trị, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở nước ta. Là địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cao su nên thực dân Pháp đã nhanh chóng xây dựng ở Bình Phước các đồn điền cao su. Dưới sự áp bức, bóc lột dã man của bọn chủ đồn điền, công nhân và đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã nổi dậy đấu tranh. Ban đầu, các cuộc đấu tranh chỉ mang tính tự phát, nhằm đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ. Trước sự phát triển của phong trào công nhân, ngày 28/10/1929, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đồn điền cao su Phú Riềng được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh. Ngay từ khi mới ra đời, Chi bộ đã lãnh đạo công nhân cao su tiến hành sự kiện “Phú Riềng đỏ” làm rung chuyển cả hệ thống “địa ngục cao su Đông Dương”, gây chấn động dư luận trong nước và nước Pháp. Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, thực dân Pháp điên cuồng đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại dã man nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng ưu tú. Vượt qua gian khổ, hy sinh, quân và dân Bình Phước đã kiên trì đứng lên đấu tranh, đồng thời khôi phục và phát triển lực lượng. Ngày 24/8/1945, đồng bào các dân tộc thiểu số cùng công nhân cao su ở Lộc Ninh, Hớn Quản, Bà Rá (địa bàn Bình Phước hiện nay) đã vùng lên giành chính quyền thắng lợi. Hòa bình chưa được bao lâu thì ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Với quyết tâm “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, cùng với quân dân Sài Gòn và cả Nam Bộ, quân dân Bình Phước nhất tề đứng lên, quyết tâm ngăn chặn âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Các “đội quân áo nâu”, “đội quân cung tên” đã tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài. 5 Những địa danh như Chiến khu Đ, căn cứ Truông Ba Trường, Đường 14... gắn liền với lịch sử vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mãi là niềm tự hào của quân và dân Bình Phước. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ngày 07/5/1954 của quân dân ta đã đập tan dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (1954). Tuy nhiên, ngay khi thực dân Pháp bị đánh bại, đế quốc Mỹ đã nhăm nhe nhảy vào miền Nam Việt Nam, dựng nên chính quyền tay sai nhằm thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Mỹ - ngụy ngang nhiên xé bỏ Hiệp định Giơnevơ, tiến hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, ban hành Luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam sát hại các chiến sĩ cách mạng và người dân yêu nước. Phong trào cách mạng miền Nam nói chung và ở địa bàn Bình Phước nói riêng rơi vào tình thế vô cùng ngặt nghèo. Trước tình hình đó, Nghị quyết Trung ương 15 ra đời (7/1959) đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương 15, cùng với quân dân toàn miền Nam, quân dân Bình Phước đã làm nên phong trào Đồng khởi. Tiếp đó, quân dân Bình Phước cùng với quân dân miền Nam và quân dân cả nước đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh thâm độc của đế quốc Mỹ. Mùa hè năm 1972, Chiến dịch Nguyễn Huệ thắng lợi, các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập (thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước hiện nay) được giải phóng, góp phần mở rộng vùng căn cứ, mở ra cục diện mới trên chiến trường. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Lúc nà ...

Tài liệu được xem nhiều: