Danh mục

Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1954-1975): Phần 2 (Tập 2)

Số trang: 228      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.60 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (228 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1954-1975): Phần 2 (Tập 2) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Củng cố phong trào, kiên cường bám trụ, chống phá bình định, góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - Ngụy (1969 - 27/01/1973); chống địch vi phạm hiệp định Pari và cuộc tiến công, nổi dậy mùa xuân năm 1975 giải phóng quê hương (28/01/1973 - 30/4/1975). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1954-1975): Phần 2 (Tập 2) Chương IV CỦNG CỐ PHONG TRÀO, KIÊN CƯỜNG BÁM TRỤ,CHỐNG PHÁ BÌNH ĐỊNH, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MỸ - NGỤY (1969 - 27/01/1973) I- MỸ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 thậtsự mở ra bước ngoặt lớn của chiến tranh: làm phá sản chiếnlược “chiến tranh cục bộ”, làm lung lay ý chí xâm lược của đếquốc Mỹ, buộc Tổng thống Mỹ Giônxơn phải chủ trương “phiMỹ hóa chiến tranh”, phải xuống thang chiến tranh, ngừngném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam, chấp nhận ngồi vàođàm phán với ta tại Pari (Pháp) và phải chấp nhận rút quânMỹ về nước là xu thế không thể nào cưỡng lại được. NhưngTổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 chưa buộc đếquốc Mỹ chấm dứt chiến tranh và từ bỏ dã tâm xâm lược. Ngày 20/01/1969, Níchxơn nhậm chức Tổng thống thứ 37của nước Mỹ đã thấy rõ sự phá sản liên tiếp của chiến lược“chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và thất bại của chiến tranhphá hoại lần thứ nhất chống nước Việt Nam Dân chủ Cộnghoà. Làn sóng phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹtrên thế giới và ngay cả trong lòng nước Mỹ ngày càng lên 214 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP II (1954 - 1975)cao, phong trào giải phóng dân tộc, các nước xã hội chủ nghĩangày càng lớn mạnh. Trước hoàn cảnh không sáng sủa đối vớiMỹ, Níchxơn buộc phải đổi chiến lược toàn cầu “phản ứng linhhoạt” bằng chiến lược “ngăn chặn thực tế”, đề ra học thuyếtNíchxơn với ba nguyên tắc có tính chiến lược: - Tăng cường sức mạnh của Mỹ. - Chia sẻ trách nhiệm. - Sẵn sàng thương lượng (trên thế mạnh). Ứng dụng học thuyết Níchxơn vào miền Nam Việt Nam,Níchxơn đề ra chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” thay chochủ trương “phi Mỹ hóa chiến tranh”. Chiến lược “Việt Namhóa chiến tranh” có những nội dung chính yếu sau: - Xây dựng quân đội Sài Gòn thật mạnh để đủ sức đánhbại lực lượng vũ trang giải phóng. - Bình định nông thôn, kiểm soát hầu hết đất đai, dânsố ở miền Nam Việt Nam, coi đây là yếu tố sống còn của ViệtNam hóa chiến tranh. - Ổn định tình hình kinh tế - chính trị ở nội địa miềnNam Việt Nam (vùng còn kiểm soát được). - Xóa các vùng “đất thánh” ở các nước Campuchia và Lào,kiềm chế viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước chomiền Bắc Việt Nam... Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” dự kiến triển khaiqua ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ năm 1969 đến năm 1972, chuyển giaonhiệm vụ chiến đấu cho quân Sài Gòn, rút dần quân Mỹ vềnước, cố sức làm suy yếu lực lượng kháng chiến trên quy môsâu, rộng.Chương IV: CỦNG CỐ PHONG TRÀO, KIÊN CƯỜNG BÁM TRỤ... 215 Giai đoạn 2: Sau năm 1972, chuyển giao hoạt động trênkhông cho quân Sài Gòn, đưa quân Sài Gòn lên tầm có thểđương đầu với quân giải phóng dưới mọi hình thức và quy môtác chiến trên toàn Việt Nam và Đông Dương. Giai đoạn 3: Sau năm 1975, hoàn thành “Việt Nam hóachiến tranh”. Lực lượng quân giải phóng bị tiêu diệt, Mặt trậnDân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ còn là một lựclượng chính trị độc lập. Để đạt được mục tiêu chiến lược, Mỹ - ngụy tập trungbình định nông thôn với kế hoạch ba giai đoạn: “bình định cấptốc”, “bình định đặc biệt” và “bình định xây dựng”, tiến hànhmột lúc 3 loại chiến tranh: “chiến tranh giành dân”, “chiếntranh hủy diệt” và “chiến tranh bóp nghẹt”. Ở tỉnh ta, sau Xuân Mậu Thân năm 1968, tính chất chiếntrường nổi rõ ba vùng1: vùng giải phóng, vùng tranh chấp vàvùng yếu tôn giáo, thị xã, thị trấn. Ngoài ra, tỉnh còn có hànhlang biên giới Việt Nam - Campuchia, là cầu nối giữa miềnĐông với miền Tây Nam Bộ. Xuất phát từ tính chất, vị tríchiến trường nên từ sau Xuân Mậu Thân, Mỹ - ngụy ráo riết 1. Vùng giải phóng ở các huyện phía bắc sông Tiền có 4 xã: ThườngThới Hậu, Tân Công Chí, Tân Thành (Hồng Ngự) và Thanh Mỹ (Mỹ An),vùng hậu các xã bên lộ 30, sông Sở Thượng, Sở Hạ, kinh Nguyễn VănTiếp A, B; phía nam sông Tiền có 3 xã giải phóng: Phú Long, Hòa Tân,An Khánh và phân nửa 2 xã Tân Nhuận Đông, Phú Hựu (Châu Thành).Vùng tranh chấp gồm 27 xã, 80 ấp, gồm các xã ấp nằm phía ngoài sông SởThượng, Sở Hạ, lộ 30 (từ Hồng Ngự đến Kiến Văn), các tuyến kinh NguyễnVăn Tiếp A, B, kinh Số Một, sông Cần Lố, tuyến lộ 80 (từ Châu Thànhđến Lai Vung) và một số xã trên tuyến lộ 23 (từ thị xã Sa Đéc đến bắc CaoLãnh). Vùng còn lại gồm huyện Chợ Mới, các cù lao, các xã ven hậu củahuyện Lấp Vò là vùng yếu tôn giáo và các thị xã, thị trấn. 216 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP II (1954 - 1975)bình định khắp ba vùng, cách đánh phá của địch ở mỗi vùngcó mức độ khác nhau. Đối với vùng giải phóng, địch dùng bom, pháo, kể cả B.52và chất độc hóa học rải thảm có tính chất hủy diệt1, đánhthẳng vào quần chúng, tát trắng dân, đi đôi với lấn chiếm, táichiếm hàng loạt đồn, bót, đẩy mạnh h ...

Tài liệu được xem nhiều: