Danh mục

Ebook Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Giao Thịnh (1930-2010): Phần 2

Số trang: 99      Loại file: pdf      Dung lượng: 502.15 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Giao Thịnh (1930-2010): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ lãnh đạo nhân dân giao thịnh thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của đảng, mở cửa, hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thực hiện mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (1986-2010);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Giao Thịnh (1930-2010): Phần 2 Chương V ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN GIAO THỊNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN CỦA ĐẢNG, MỞ CỬA, HỘI NHẬP, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN, THỰC HIỆN MỤC TIÊU “DÂN GIẦU, NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ, VĂN MINH” (1986-2010) 1, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Giao Thịnh thực hiện côngcuộc đổi mới toàn diện (1986-1990) Sau 10 năm xây dựng trong điều kiện hòa bình, đất nước tađã có nhiều chuyển biến quan trọng. Những tìm tòi đổi mới, nhất làtrên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp(1) đã mở ra một triển vọngmới cho sự bứt phá, phát triển kinh tế-xã hội đi lên. Song đó mớichỉ là kết quả bước đầu, chưa làm thay đổi tình hình một cách cănbản. Kinh tế-xã hội phát triển còn chậm so với tiềm năng. Trong khiđó dân số tăng nhanh, thu nhập tính theo đầu người còn thấp, cáctiêu cực xã hội phát sinh. Tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũngvẫn diễn ra; các thế lực thù địch ra sức chống phá. Thực tế đòi hỏiphải sớm có giải pháp hữu hiệu đưa đất nước đi lên. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã tổng kếtchặng đường thực tiễn của đất nước, đề ra đường lối đổi mới toàndiện, nhằm đưa kinh tế-xã hội của đất nước phát triển đi lên(2). Đại(1) Như thực hiện Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981, Quyết định 25, 26-CPngày 21/01/1981.(2) Nội dung chủ yếu của đường lối đổi mới là đổi mới về tư duy lý luận, trước hếtlà tư duy kinh tế, nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng củathời kỳ quá độ gắn với điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu chưa qua giaiđoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa. 157hội xác định đổi mới cơ cấu kinh tế, thực hiện nền kinh tế nhiềuthành phần; xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyểnsang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, vận hành trong cơchế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nội dung, phươngthức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước phải đượcđổi mới phù hợp với cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý mới. Giảipháp Đại hội đề ra là “thực sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàngđầu, ra sức đẩy mạnh hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”, tạo rasự phát triển căn bản, vững chắc, đưa kinh tế xã hội của đất nướcđi lên. Trên tinh thần đổi mới của Trung ương, (qua các văn kiện đãgửi để lấy ý kiến góp ý từ cơ sở) Đại hội Đảng bộ huyện Xuân Thủylần thứ IX (tháng 9/1986) và Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh(tháng 10/1986) đã căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương,xây dựng thành 4 chương trình kinh tế-xã hội “lương thực, thựcphẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu” và chương trình “dân số,lao động”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Xuân Thủy (tháng9/1986) chỉ rõ: “khai thác nguồn lao động, đất đai, ngành nghề vàcơ sở hạ tầng kỹ thuật, mở rộng liên kết kinh tế. Tập trung sứcthâm canh phát triển nông nghiệp toàn diện, vững chắc”. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh và huyện, Đảng bộ xã Giao Thịnhđã 2 lần tổ chức đại hội là Đại hội lần thứ IX (8/1986-1988), đồngchí Trần Kim Đông được bầu làm Bí thư Đảng ủy. Đại hội lầnthứ X (năm 1988-1990), đồng chí Lê Đức Chiến được bầu là Bíthư Đảng ủy. Các nghị quyết Đại hội đều đề ra các chương trìnhcụ thể, tập trung vào lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêudùng; sản xuất hàng xuất khẩu; dân số và lao động; an ninh, quốcphòng; giao thông; và giáo dục. Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dântăng cường đoàn kết nhất trí, nâng cao nhận thức, “đổi mới tưduy”, đổi mới cách nghĩ, cách hành động, vận dụng sáng tạo vàothực tế hoàn cảnh Giao Thịnh để không ngừng nâng cao hiệu quảkinh tế xã hội. Bám sát các chương trình hành động, song GiaoThịnh tập trung vào chương trình lương thực và thực phẩm là chủyếu. Thời gian này Đảng bộ xóa bỏ 2 Đảng bộ bộ phận, các chi bộ158thực thuộc Đảng bộ xã. Lĩnh vực nông nghiệp vẫn được xác định là mặt trận hàng đầunên Đảng bộ tập trung lãnh đạo đẩy mạnh. 2 HTX nông nghiệpđã tổ chức Đại hội củng cố tổ chức, bầu ban quản lý mới. Bộmáy của 2 HTX NN được củng cố theo hướng tinh gọn, hiệu quả.Cuối 1986 HTX NN Thịnh Thắng Đại hội đại biểu xã viên, bầu ôngĐỗ Văn Thơ làm Chủ nhiệm. Phó Chủ nhiệm là các ông NguyễnChí Thanh, Vũ Văn Ruông, Đinh Văn Khước; Kế toán là ông ĐinhXuân Hòa; Trưởng ban kiểm soát là ông Lê Văn Ngọc. Cũng thờigian này, HTX NN Thịnh Tiến tổ chức Đại hội đại biểu xã viên, bầuông Phạm Đức Cộng là Chủ nhiệm. Phó Chủ nhiệm là các ôngTrần Khắc Thiêm(3), Bùi Xuân Mạc; Ủy viên Quản trị là ông PhạmVăn Thuần; Kế toán là ông Phan Văn Minh; Kiểm soát là ông BùiThế Toàn. Để thực hiện tốt Chỉ thị 100 của Ban Bí thư, các Banquản lý đều phát huy thành tích, khắc phục khó khăn, đề ra cácbiện pháp phù hợp nhằm thâm canh cây trồng, vật nuôi, mở rộngngành nghề, tăng n ...

Tài liệu được xem nhiều: