Danh mục

Ebook Lịch sử Hải Phòng (1888-1955): Phần 2 (Tập 3)

Số trang: 296      Loại file: pdf      Dung lượng: 17.37 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 35,000 VND Tải xuống file đầy đủ (296 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách Lịch sử Hải Phòng tập III được bố cục thành Lời nói đầu, 4 chương, phần Kết luận và Phụ lục ảnh, bản đồ thành phố của thời kỳ nghiên cứu. Nội dung tập trung phản ánh những biến đổi của Hải Phòng kể từ khi được thành lập (năm 1888) và trải qua hai đợt khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân tư bản Pháp; cùng phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp của nhân dân thành phố những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Hải Phòng trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Hải Phòng (1888-1955): Phần 2 (Tập 3)HẢI PHÒNG Chương III HẢI PHÒNG LỊCH SỬ TỪ KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 CHƯƠNG III Hải Phòng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời... 149 L ịch sử Hải Phòng từ năm 1930 đến tháng 8/1945 vận động, phát triển trong sự tác động sâu sắc của nhữngbiến động kinh tế, xã hội và chính trị có quy mô toàn cầu,Đông Dương và toàn quốc. Những biến động bao gồm: cuộcđại khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa 1929 - 1933, Chiếntranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), đặc biệt là sự ra đời và lãnhđạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sảnViệt Nam từ ngày 3/2/1930 với các cao trào cách mạng 1930 - 1931,1936 - 1939, 1939 - 1945 và thắng lợi vĩ đại của Cách mạngTháng Tám năm 1945. Chính vì vậy, năm 1930 là năm mở đầu cho một giai đoạn lịchsử mới với những nội dung và đặc điểm mới trong tiến trình lịchsử cận đại Hải Phòng. I- KINH TẾ 1. Tình hình kinh tế Hải Phòng a) Sự sa sút trong cuộc đại khủng hoảng kinh tế tư bản chủnghĩa 1929 - 1933 và đến năm 1936 Tháng 10/1929, khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa nổ raở Mỹ, rồi lan sang các nước tư bản khác. Mức sản xuất của toànbộ thế giới tư bản chủ nghĩa giảm 42%, trong đó về tư liệu sảnxuất giảm 53%. Tại Pháp, cuộc khủng hoảng nổ ra muộn hơn sovới các nước khác nhưng lại hết sức mạnh mẽ và sâu sắc. Khủnghoảng công nghiệp xen kẽ khủng hoảng nông nghiệp và tài chính. Trút gánh nặng hậu quả khủng hoảng kinh tế lên vai ngườidân lao động thuộc địa, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dươngđã thi hành một loạt các biện pháp kinh tế - tài chính: rút vốnđầu tư về các ngân hàng Pháp, năm 1930 rút 50 triệu phrăng,150 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955) năm 1931 rút hơn 100 triệu phrăng; dùng ngân sách Đông Dương trợ cấp cho các công ty tư bản Pháp đang có nguy cơ phá sản; tăng thuế và đặt thêm nhiều thứ thuế mới; phá giá đồng bạc Đông Dương1... Chính quyền thực dân thành phố Hải Phòng tăng thêm quyền hạn cho Phòng Thương mại trong việc kiểm soát sản xuất, kinh doanh, thuế quan và độc quyền khai thác cảng. Một khoản phụ thu 4% thuế môn bài được đặt ra ở Bắc Kỳ nhằm phục vụ hoạt động của Phòng Thương mại Hải Phòng và Phòng Thương mại Hà Nội. Phụ thuộc nặng nề vào kinh tế “chính quốc”, kinh tế Hải Phòng những năm này đình đốn và sa sút. Trong hai năm 1930 - 1931, do vốn đầu tư bị rút mà 43 cơ sở sản xuất, hãng buôn phải đóng cửa. Tư bản Pháp và tư bản nước ngoài đầu tư chủ yếu vào kinh doanh các mặt hàng xuất - nhập khẩu. Sự cạnh tranh theo quy luật “cá lớn nuốt cá bé” trong thời buổi kinh tế khủng hoảng diễn ra khốc liệt. Trong ngành cơ khí sửa chữa tàu thuyền, năm 1933 ra đời các công ty Comben (Combel), Đăng Xét (Dancette) do chủ các công ty này mua lại Hãng Sôva (Sauvage) bị phá sản. Sự ra đời và phát triển của Hãng dệt thảm len Hàng Kênh cũng ở dạng này. Năm 1926, Tuyniê đưa nghề dệt thảm len vào Hà Nội. Năm 1929, Tuyniê bị phá sản, hãng dệt thảm len ở Hà Nội bị tan vỡ. Nhân cơ hội này, hai nhà tư sản Pháp là Phêniét và Guynloa đã đánh cắp kỹ thuật, đưa nghề dệt thảm len xuống Hải Phòng, lập Hãng dệt thảm len Hàng Kênh. Từ năm 1931, sản xuất của hãng này tương đối ổn định. Đồng thời, sự câu kết trong hoạt động kinh doanh giữa tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều trở nên ngày càng chặt chẽ hơn để chèn ép các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản Việt Nam. Trước sức ép đó, sự phá sản của các nhà tư sản Việt Nam diễn ra hàng loạt. 1. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ: Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, t.2, tr.297. CHƯƠNG III Hải Phòng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời... 151 Từ năm 1929 đến năm 1933, riêng ở Hải Phòng, Tòa ánThương mại Đông Dương đã xử 76 vụ án phá sản và 29 vụ phátmại tài sản. Đó là chưa kể những nhà kinh doanh bị phá sản màkhông đưa ra tòa. Mô tả thực trạng này, báo Phụ nữ tân văn, sốra ngày 11/6/1931 đã viết: “Cái nạn kinh tế hồi này làm cho cácnhà buôn, xưởng thợ phải bớt thầy, bớt bạn đi... Kinh tế nguynan là cái bệnh chung của cả thế giới đều vướng, mà riêng xứmình thì trót năm nay lại còn bị tai nạn dồn dập, mùa màng thấtbát, đến đổi lúa không có giá, dân không có tiền; nhà công nghệvà thương mại ở đây mua bán hàng hóa này, chế tạo đồ vật kiađều không có chỗ lưu thông tiêu thụ. Không tiêu thụ được ở nướcngoài mà cũng không tiêu thụ được ở trong xứ nữa”. Trong tình thế bị chèn ép, các nhà tư sản Việt Nam buộcphải dãn thợ, hoặc phải làm đại lý kinh tiêu sản phẩm cho tưsản Pháp, hoặc góp vốn với tư bản Pháp thành lập ra các côngty mới như: Công ty đổ thùng thành lập năm 1931, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: