Danh mục

Ebook Lịch sử Hải Phòng (Từ thời nguyên thuỷ đến năm 938): Phần 2 (Tập 1)

Số trang: 198      Loại file: pdf      Dung lượng: 42.48 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Lịch sử Hải Phòng (Từ thời nguyên thuỷ đến năm 938) phần 2 (Tập 1) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh giành độc lập dân tộc; vùng đất Hải Phòng từ thời họ khúc giành quyền tự chủ đến đại thắng Bạch Đằng năm 938. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Hải Phòng (Từ thời nguyên thuỷ đến năm 938): Phần 2 (Tập 1)HẢI PHÒNG Chương III VÙNG ĐẤT HẢI PHÒNG LỊCH SỬ THỜI KỲ NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 267 N ăm 179 Tr.CN, sau khi thất bại của An Dương Vương trước cuộc xâm lược của Triệu Đà, thời kỳ nghìn nămViệt Nam bị phong kiến phương Bắc đô hộ chính thức bắt đầu.Các chính quyền đô hộ Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề,Lương, Trần, Tùy, Đường kế tiếp nhau xâm lược và đô hộ với mưuđồ quyết tâm đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt nhằm biến ViệtNam thành châu, quận nội thuộc phong kiến phương Bắc. Tình hình đó đã tạo nên một thời kỳ mới trong lịch sử ViệtNam: Thời kỳ nhân dân Việt Nam bền bỉ duy trì và phát triểnnền văn hóa Việt, kiên cường đấu tranh chống đô hộ, chốngđồng hóa để giành lại nền độc lập, tự chủ. Đó là một thử tháchvô cùng ác liệt đối với sự tồn vong của dân tộc trước một kẻ thùcó tiềm lực kinh tế, quân sự, có nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vivà tàn bạo. Kẻ địch đã dùng nhiều chính sách khác nhau: mộtmặt không ngừng bóc lột nhân dân ta bằng cống nạp, tô thuế;mặt khác ra sức hủy hoại di sản văn hóa dân tộc (thu trống đồngĐông Sơn để đúc cột đồng Mã Viện), bắt dân Việt theo lễ nghĩaHán và luật pháp Hán. Một khi các chính sách đó thất bại thìchúng dùng vũ lực đàn áp. Nhưng mọi âm mưu của địch đều bịthất bại trước sức đấu tranh kiên trì, mạnh mẽ của dân tộc ViệtNam. Từ truyền thống quật khởi của khởi nghĩa Hai Bà Trưngđến đại thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt vĩnh viễn giấcmơ đồng hóa Việt Nam của ngoại bang phía Bắc. Trong suốtquá trình đấu tranh oanh liệt của dân tộc, nhân dân Hải Phòngđã đứng vững nơi đầu sóng ngọn gió, vừa tiếp nhận các luồnggiao lưu kinh tế và văn hóa từ bên ngoài vào Việt Nam, vừa tíchcực lao động và chiến đấu góp phần giành lại độc lập dân tộc,268 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938) xứng đáng là vị trí tiền tiêu trong hệ thống phên giậu phía Đông Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian nghìn năm chống Bắc thuộc, các nguồn tư liệu về lịch sử Hải Phòng cực kỳ hiếm hoi. Thư tịch cổ hầu như không có ghi chép gì cụ thể về Hải Phòng thời này. Do vậy, cũng như việc nghiên cứu thời kỳ tiền sơ sử, nghiên cứu lịch sử Hải Phòng thời chống Bắc thuộc vẫn chủ yếu dựa vào tư liệu khảo cổ học và thần tích địa phương. Căn cứ vào tài liệu khảo cổ học, các di tích lịch sử, thần tích ở Hải Phòng kết hợp với thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc, có thể phân chia lịch sử Hải Phòng trong thời kỳ Bắc thuộc - chống Bắc thuộc thành hai thời kỳ: - Thời kỳ thứ nhất: Hải Phòng từ buổi đầu thời kỳ Bắc thuộc (năm 179 Tr.CN) đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. - Thời kỳ thứ hai: Hải Phòng từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến thời kỳ họ Khúc giành lại độc lập, tự chủ. I- TỪ BUỔI ĐẦU THỜI KỲ BẮC THUỘC (NĂM 179 Tr.CN) ĐẾN KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG NĂM 40 1. Các dấu tích địa hình cư trú Trong khoảng thời gian này, các di tích khảo cổ thời này tuy rất ít nhưng cũng đã phát hiện ở Hải Phòng có di tích mộ táng và di chỉ cư trú. a) Di tích mộ táng Ở Hải Phòng, khảo cổ học đã phát hiện một số di tích mộ thuyền và mộ huyệt đất có niên đại khoảng thế kỷ I Tr.CN - khoảng thế kỷ I - II SCN. Mộ thuyền: Mộ thuyền vẫn là một loại hình di tích quan trọng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc thời văn hóa Đông Sơn. Truyền Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 269thống mộ thuyền Đông Sơn kéo dài đến khoảng thế kỷ I - II SCNvà nhiều thời kỳ sau đó. Tại Hải Phòng, đã tìm thấy khu mộthuyền Quyết Tiến (Tiên Lãng), mộ Núi Thành Dền (Thủy Nguyên)thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn. Mộ thuyền Quyết Tiến thuộc thôn La Cầu, xã Quyết Tiến,huyện Tiên Lãng: Đã phát hiện được 5 mộ, trong đó có 1 mộ đượcnghiên cứu kỹ có quan tài hình thuyền dài 1,8m, rộng 0,5m, sâu0,35m; hai đầu quan tài được ghép thêm hai miếng ván hình bánnguyệt, đầu quan tài hình lục giác. Mộ Núi Thành Dền được phát hiện ngẫu nhiên. Quan tàihình thuyền dài 2,95m, đường kính 0,6m. Di vật thu đượckhá phong phú, gồm đồ gỗ (7 mâm bồng, 5 tượng nhỏ, mai,đĩa, chén, lược), đồ gốm (bình, lọ, vò, chum, bát), dấu tíchthực vật có một số quả cau và lá trầu không. Đây là bằngchứng quan trọng về văn hóa Đông Sơn muộn ở Hải Phòngtiếp nối truyền thống mộ thuyền Việt Khê, Thủy Sơn, PhươngChử Đông trước đó. Mặt khác, mộ thuyền Quyết Tiến đã tiếptục minh chứng sự lan tỏa mạnh mẽ của người Hải Phòng vềphía đồng bằng ven biển vào khoảng các thế kỷ trước và sauCông nguyên1. Mộ huyệt đất: Là loại mộ xuất hiện từ rất sớm, nhưng mỗinơi, mỗi thời kỳ đều có các loại hình khác nhau. Vào buổi đầu thờikỳ Bắc thuộc, bên cạnh mộ huyệt đất Việt, có thêm các loại mộhuyệt đất Nam Trung Quốc. Thời kỳ Tây Hán đô hộ Việt Nam,mộ huyệt đất đã được tìm thấy ở Thiệu Dương (Thanh Hóa) vàThủy Nguyên (Hải Phòng). Mộ huyệt đất Thiệu Dương có hình 1. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.40, 91-92,102. Ngôi mộ được Bảo tàng Hải Phòng và Viện Khảo cổ học nghiên cứunăm 1997.270 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938) chữ nhật được khoét trên vùng đất bằng1. Trái lại, mộ huyệt đất Thủy Nguyên (Hải Phòng) được khoét hình gần hình chữ nhật rất sâu (3 - 4m) trên các sườn đồi núi, vách mộ gần phía đáy có khoét ngách vòm. Đây là kiểu mộ đất khá đặc biệt, duy nhất ở nước ta được thấy tại Thủy Nguyên. Khảo cổ học đã khai quật một số mộ thuộc loại này như mộ Điệu Tú, mộ Chà Vàng: Mộ huyệt đất Điệu Tú thuộc thôn Điệu Tú, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Tại đây, đã khai quật 2 mộ, tiêu biểu là mộ số 2. Mặt bằng mộ gần hình chữ nhật ...

Tài liệu được xem nhiều: