Danh mục

Ebook Mỗi câu chuyện nhỏ, một bài học lớn: Phần 1

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 27.96 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 của cuốn sách "Mỗi câu chuyện nhỏ, một bài học lớn" gồm những câu chuyện theo dòng thời gian (giai đoạn 1954-1969); quà của Bác Hồ tặng các cháu; những tháng ngày bên Bác; chuyện kể về Bác Hồ qua các di tích;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Mỗi câu chuyện nhỏ, một bài học lớn: Phần 1MỖI CÂUCHUYỆN NHỎMỘT BÀI HỌC LỚNHỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. NGUYỄN THẾ KỶ Phó Chủ tịch Hội đồng TS. HOÀNG PHONG HÀ Thành viên TRẦN QUỐC DÂN TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI TS. NGUYỄN AN TIÊM NGUYỄN VŨ THANH HẢO KHU DI TÍCH HỒ CHÍ MINH TẠI PHỦ CHỦ TỊCH MỖI CÂU CHUYỆN NHỎ MỘT BÀI HỌC LỚNNHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬTHÀ NỘI - 2015* Chỉ đạo xây dựng bản thảo NGUYỄN VĂN CÔNG * Nhóm xây dựng bản thảo ĐỖ HOÀNG LINH NGUYỄN VĂN DƯƠNG VŨ THỊ KIM YẾN LỜI NHÀ XUẤT BẢN Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩđại của cách mạng Việt Nam - Anh hùng giải phóng dân tộc -danh nhân văn hoá thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho chúng tadi sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trịnhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cáchmạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là tấmgương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta nguyện phấn đấusuốt đời học tập và noi theo. Để góp phần thực hiện việc đẩy mạnh Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốcgia - Sự thật xuất bản cuốn sách Mỗi câu chuyện nhỏ, một bàihọc lớn do tập thể tác giả là cán bộ của Khu Di tích Chủ tịchHồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sưu tầm và biên soạn. Cuốn sáchđã chọn lọc, giới thiệu những câu chuyện chân thật, sinh động,ngắn gọn về Bác Hồ trong các giai đoạn và những chuyện kể vềBác qua các di tích, tài liệu, hiện vật hiện đang trưng bày tạiKhu Di tích. Cuốn sách được sắp xếp thành hai phần: Phần thứ nhất: Những câu chuyện theo dòng thời gian,gồm những câu chuyện được kể theo dòng thời gian từ nhữngnăm 1954 - 1969, trong đó có một số ảnh minh họa để cuốnsách thêm sinh động. 5 Phần thứ hai: Chuyện kể về Bác Hồ qua các di tích lịch sửvà tài liệu, hiện vật, gồm những câu chuyện kể về những sự vậtnhư nhà sàn, dép cao su, ghế xích đu, chiếu cói, vườn rau, ao cá,cây xanh, ngọn cỏ, sân vườn, đồ dùng của Bác như đang giữ lạihơi ấm và sức tỏa sáng của một con người chí chân, chí thiện, chímỹ. Những tài liệu và hiện vật vô giá đó góp phần rất lớn vàoviệc nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu Di tích. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT6 PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG CÂU CHUYỆNTHEO DÒNG THỜI GIAN (GIAI ĐOẠN 1954 - 1969) 78 TẤM VÁN LÁT ĐƯỜNG Hôm ấy, một buổi chiều cuối hè năm 1958, sau cơnmưa giông ngày hôm trước, trời vén mây cao tít, để lộ ratừng khoảng trời xanh biếc, đôi lúc có những lớp mâytrắng bạc bập bềnh đuổi nhau. Đó là một buổi chiều đẹptrời, mát mẻ. Lúc bấy giờ, khu tập thể của Nhà máy Cơ khí Hà Nộicòn nghèo, chưa có nhà ba tầng, đường chưa lát đá nhưbây giờ. Trận mưa còn để lại những vũng lầy lội. Mộtchiếc ôtô màu xám nhạt đi rất êm, nhẹ, dừng lại bên hàngrào nứa cạnh chiếc quán lá bán quà sáng cho công nhân.Bác đến! Lúc đó nhiều anh chị em công nhân trông thấyBác reo ầm lên, đổ xô cả lại. Vẫn mặc bộ kaki bạc màu,đôi dép cao su đen, quai to bản, đế mỏng, Bác nhanh nhẹnbước vào khu tập thể. Anh chị em công nhân đi theo Bácrất đông, trong đó có một số đồng chí lãnh đạo nhà máy.Khi sắp đến một vũng nước ngay giữa lối đi, đồng chí thưký công đoàn nhà máy vội vàng đi lấy một tấm ván kê vàochỗ lội để Bác bước lên thềm hội trường. Bác xua tay, vénquần và cứ thế lội xuống nước cùng anh chị em côngnhân bước lên thềm nhà. Sau đó, Bác dừng lại, quay về 9phía anh em công nhân, rồi nói với đồng chí thư ký côngđoàn nhà máy: - Các chú là người phụ trách, các chú cần phải để ýđến nơi ăn, chốn ở của công nhân hơn nữa. Không phảibắc ván chỉ cốt để Bác đi, mà phải làm sao đường sá đượcsạch sẽ, để khi anh chị em công nhân đi làm về khỏi phảiđi vào chỗ lầy lội, bẩn thỉu... TÔI HỌC ĐƯỢC RẤT NHIỀU TỪ NHỮNG THÁNG NGÀY BẢO VỆ BÁC Đến năm 1960, tôi (Phan Văn Xoàn) được trực tiếpbảo vệ Bác Hồ thay cho đồng chí bảo vệ đi học một thờigian... Là cảnh vệ trực tiếp bảo vệ Bác, chúng tôi khôngdám lơ là dù chỉ một phút. Dù vậy cũng không thể tránhhết những thiếu sót nhỏ. Bác biết, không trách mắng baogiờ, chỉ góp ý, phê bình nhẹ nhàng nhưng thấu đáo. Cólần, chúng tôi đưa Bác đi thực tế. Đi bộ, tắt rừng, vượtđồi. Đi một lát, phát hiện ra lạc đường, anh em cảnh vệtoát mồ hôi. Bác biết nên hỏi: “Các chú nhầm đườngphải không?”. Chúng tôi đành thú thật: “Dạ, chúng cháuthấy hơi lạ”. Vừa trả lời, tim vừa đập thình thịch. Báckhoát tay: “Thôi được, cũng mệt rồi, Bác nghỉ chút. Cácchú xem lại thử”. Nghe Bác nói vậy chúng tôi thở phào.Thái độ bình thản và gần gũi của Bác khiến chúng tôiyên tâm trở lại.10 Lại một lần khác, khi Bác về ...

Tài liệu được xem nhiều: