Nối tiếp phần 1, phần 2 cuốn sách "Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam" giới thiệu tới người đọc về một số lễ hội ở miền Trung và miền Nam. Đó là lễ hội đâm Trâu, lễ hội Cầu ngư, lễ Bà Chúa Xứ, lễ hội đua bò Bảy Núi,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 CÁC LỄ HỘI Ở MIỀN TRUNG59. Lễ hội Cầu mưa của người Chăm - Vân Canh (Bình Định) Dân tộc Chăm Hroi sống ở Vân Canh, mộthuyện miền núi của tỉnh Bình Định, nằm ở chândãy núi Trường Sơn, nguồn nước khan hiếm, mưa ít,nắng nhiều, dẫn đến tâm lý sợ nắng hạn kéo dài sẽmất mùa, gây sự đói kém. Do vậy, cứ vào đầu thángHai âm lịch hằng năm (sau Tết Nguyên đán), dù trờihạn hay trời mưa, đồng bào đều tổ chức lễ hội. Tùytheo thời tiết mà có tên gọi cho từng dịp lễ hội - trờihạn thì gọi là lễ cầu mưa, còn có mưa mà hành lễ thìgọi là lễ mừng mưa. Lễ hội Cầu mưa người Chăm là một lễ hội củangười đồng bào Chăm Hroi ở Vân Canh với quanniệm mọi biến chuyển của vũ trụ đều do Trời Phật,thần linh hoặc ma quỷ điều khiển; con người muốnđạt được sở nguyện thì phải cầu nguyện, cúng khấnđể được thần linh trợ giúp. Để cầu mưa, đồng bào có thể làm lễ riêng trênrẫy của mình. Hoặc nếu trời nắng quá lâu, cả làng(Plây) sẽ làm chung một lễ, cùng chuẩn bị và cùngđóng góp lễ vật để cúng. Trước tiên, làng sẽ cử người 105dựng một đài dâng lễ vật, lễ vật trên đài gồm mộtcon gà trống, một bình rượu, một vòng sáp ong đểđốt và một bát gạo. Đài dâng lễ vật được đặt tại sânnhà của già làng hoặc bến nước của làng. Đài và án được dựng từ bốn gốc cây PayChpanh (cây gạo). Phần trên là án, phần dưới làđài, được các nghệ nhân trong làng trang trí tua,họa tiết cách điệu hoa văn theo môtíp Chăm có têngọi là Pơrưng. Bên cạnh đó là cây nêu vươn cao, tạothành đôi cánh chim (loài chim biểu trưng cho sựyên bình của đồng bào Chăm Hroi). Đó là một cáchthể hiện thông điệp cầu trời cho sự yên bình củađồng bào. Công việc chuẩn bị xong thì bắt đầu lễ cúng.Một chiếc chiếu cói mới (chưa dùng) được trải raphía dưới đài và án. Ở giữa chiếu có đặt một chiếcđĩa dựng hai đồng xu để gieo quẻ âm dương, xungquanh chiếu là các ché rượu cần. Số người làm lễcúng phải là số lẻ do làng chọn, từ 3 đến 5 người(hoặc từ 7 đến 9 người), kể cả lễ vật cũng phải là sốlẻ để khi cầu Giàng cho thêm chẵn là đủ. Trong cáclễ thức, đồng bào bao giờ cũng chỉ cầu đủ là vừabụng - không tham nhiều vì sợ lấy nhiều, lần sauxin Trời sẽ không cho… Trong số người tham giacúng, dân làng chọn ra một người có uy tín đưa lênngồi trên đài, tượng trưng cho người của Giàng(Trời). Bên dưới, già làng khấn cúng. Kết thúc lễ, trống Kơtoong cùng dàn chiêng trổilên giai điệu A Tonh Chyong e pla (chào Trời - chàokhách). Trai, gái trong làng đi ngược chiều kim đồng106hồ, nhịp nhàng nhảy múa hú gọi. Tư thế của họtượng trưng cho gió thổi, mây bay, sấm nổ đónnhững giọt mưa từ “người của Giàng” ngồi trên đàiđổ xuống… Người làm lễ cúng cùng già làng chia lễvật cho thần linh, mọi người vừa ăn uống, vừa nhảymúa. “Người của Giàng” vẩy nước vào mọi ngườixung quanh và ném rải những hạt lúa xuống… Dânlàng tin rằng, như vậy là Trời đã chấp thuận chomưa nên vui vẻ tham gia Lễ hội, cùng nhau uốngrượu và múa Xoang Chyong với niềm tin Trời sẽmưa thuận, gió hòa cho dân làng có nước sản xuất.60. Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn (Bình Định) Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn được tổ chức vàomùng 4 và 5 tháng Giêng âm lịch hằng năm tại Bảotàng Quang Trung nằm trên địa bàn thị trấn PhúPhong, huyên Tây Sơn, tỉnh Bình Định, để tưởngnhớ tới công tích lẫy lừng các thủ lĩnh của phongtrào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vảiQuang Trung - Nguyễn Huệ và kỷ niệm Chiếnthắng Ngọc Hồi - Đống Đa, đánh thắng 29 vạn quânThanh xâm lược. Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn (Bình Định) là mộttrong những lễ hội lớn nhất cả nước những ngày đầuxuân. Ngoài nghi lễ truyền thống, lễ hội còn tổ chứcnhiều hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn võthuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, tròchơi dân gian, hát tuồng,... diễn lại trận đánh lịch sửvới những y phục, voi trận như ngày xưa vua QuangTrung ra trận... thu hút đông đảo khách nước ngoài, 107nhân dân cả nước và đặc biệt là người dân đất võtham dự. Lễ hội gồm có hai phần Lễ và Hội. Phần Lễ diễnra từ chiều mùng 4 Tết với nhiều nghi lễ cổ truyềnđặc sắc được tổ chức tại điện Tây Sơn. Lễ tế được tổchức tôn nghiêm, cả khu vực rộng lớn, cờ lọng, nghitrượng rợp trời, chiêng trống rền vang... Người dự lễnhư cảm thấy lòng mình hòa nhập với hồn thiêngsông núi địa linh nhân kiệt. Phần Hội trong ngày mùng 5 Tết tuy có thay đổihằng năm nhưng các mục chính thì năm nào cũng có,đó là diễn văn ôn lại lịch sử Tây Sơn với cuộc đại pháquân Thanh, biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơnvà thao diễn trận pháp. Tiết mục võ thuật Tây Sơnvới các bài quyền truyền thống nổi tiếng được các võsư, võ sĩ, nghệ nhân tên tuổi hàng đầu Bình Địnhbiểu diễn như: Lão mai độc thọ, Ngọc trản quyền,Hùng kê quyền; các bài võ sử dụng binh khí như: Lôilong đao, Song phượng kiếm, Tuyết hoa song kiếm vàLôi phong tu ...