Danh mục

Ebook Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hội nghị Pari: Phần 2

Số trang: 222      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.34 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hội nghị Pari" có nhiều tư liệu quý, lần đầu tiên được công bố về các cuộc tiếp xúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng nhiều cán bộ ngoại giao nước ta với các chính khách và nhà ngoại giao các nước khác nhau. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 2 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hội nghị Pari: Phần 2 MIKHALỐTXKI Ở HÀ NỘI T rong hồi ký, Tổng thống Giônxơn kể một cách đơn giản rằng ông cử Hariman đi Ba Lan giảithích lập trường của Hoa Kỳ, nhưng không ngờ sau đólại là một loạt màn kịch bất ngờ. Trước hết, Hariman đi Vácsava bằng chiếc máybay Bôinh của Tổng thống, nhưng không kịp báo trướccho cả Sứ quán Hoa Kỳ và Chính phủ Ba Lan. Anbớc Xirơ, người phó thay mặt Đại sứ Hoa KỳGiôn Grônốtxki đang công tác ở Pôdôman, vừa phải đigặp Vụ Bắc Mỹ, Bộ Ngoại giao để bàn kế hoạch tiếp đónHariman lại vừa phải báo cho Đại sứ Grônốtxki về ngayVácsava. Đại sứ Grônốtxki đang ngủ cũng bị dựng dậy đểhối hả trở về nhiệm sở. Sáng sớm 30-12-1965, Đại sứ Ba Lan tại Hà Nội,J. Xiêlếchxki xin gặp gấp Thủ tướng Phạm Văn Đồngvì có điện khẩn cấp. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhậntiếp ngay. Chưa hết xúc động vì những gì đã nhận được,Đại sứ trình bày ngay với Thủ tướng: “Đột nhiên đêmqua Oasinhtơn yêu cầu Ba Lan cho phép ông Hariman, 191theo chỉ thị của Tổng thống Giônxơn, vào Ba Lan ngaybằng máy bay riêng của Tổng thống để hội đàm với Bộtrưởng Bộ Ngoại giao Ađam Rapátxki. Chúng tôi đã trảlời cho Hoa Kỳ biết rằng mục đích của việc liên hệ nhưthế để bàn vấn đề Việt Nam là không nên. Nhưng vìHariman đã bay đến Cộng hòa Liên bang Đức để đợi trảlời và sự từ chối của Ba Lan có thể bị lợi dụng là điều tacó thể đoán trước một cách dễ dàng... Bức điện, hoặc đúng hơn là phần đầu của bức điệnmà Đại sứ đọc mới đến đó. Tiếp đó, Đại sứ trao cho Thủtướng một bức thư và đề nghị Việt Nam cho ý kiến giảiquyết những trường hợp tương tự, nên nhận hay khôngnên nhận. Ngay tối cùng ngày, Đại sứ Xiêlếchxki lại xin gặpThủ tướng để thông báo tiếp nội dung trao đổi giữaNgoại trưởng Rapátxki và phái viên Hariman. Đại sứ nói: “Phía Hoa Kỳ nói Hoa Kỳ đã ngừng ném bommiền Bắc Việt Nam từ ngày 24 tháng 12 và việc ngừngném bom sẽ kéo dài ra ngoài Tết Dương lịch nếu khôngcó sự tăng cường quan trọng các hoạt động quân sựcủa Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.Hoa Kỳ nói rằng sự tham gia thật sự của phía Việt Namvào việc giải quyết hòa bình vấn đề xung đột sẽ tạothuận lợi cho kéo dài ngừng ném bom. Hoa Kỳ cho rằngđể có thể đi đến thương lượng, cần phải có thời gian chotình hình dịu đi và yên tĩnh trở lại. Việc ngừng némbom một thời gian nhất định đã được thực hiện. Hoa Kỳmong phía Việt Nam đáp lại bằng những cử chỉ tươngtự. Việc đáp lại theo kiểu đó sẽ dẫn đến con đường192thương lượng... Hoa Kỳ thấy cần thiết phải có thời giancho phía Việt Nam nghiên cứu, nhưng lưu ý rằng Chínhphủ Hoa Kỳ có khó khăn vì Quốc hội Hoa Kỳ sắp họp. Hariman cũng nhắc lại lời tuyên bố của Giônxơn:“sẽ không có khó khăn gì cho Mặt trận Dân tộc giảiphóng miền Nam Việt Nam trình bày lập trường vàquan điểm của mình trong trường hợp có thương lượng”.Nhưng Hoa Kỳ không công nhận Mặt trận là một chínhphủ. Ông ta cũng nói cuộc đàm phán sau này có thể cóhình thức khác, lập trường của Hoa Kỳ rất linh hoạt.Hoa Kỳ sẵn sàng nghiên cứu mọi khả năng, thươnglượng trong mọi điều kiện và trong bất kỳ thành phầnnào kể cả sự tham gia của Mặt trận Dân tộc giải phóngmiền Nam Việt Nam. Nếu có đàm phán, phía Hoa Kỳsẵn sàng thảo luận cả bốn điểm cũng như mọi đề nghịkhác của các bên, kể cả của Sài Gòn”. Theo ý kiến riêng của tôi - Đại sứ nói tiếp, Hoa Kỳphải hành động như vậy là để tranh thủ dư luận. Hoa Kỳrất sợ dư luận. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: - Đồng ý với nhận xét của đồng chí Đại sứ. Hoa Kỳđang bị cô lập nên đưa vấn đề này ra. Đồng thời, Hoa Kỳmuốn thăm dò chúng tôi. Chúng tôi sẽ nghiên cứu. Chúng ta cũng chấp nhận gợi ý của bạn mời mộtphái viên của Ba Lan sang Hà Nội để nắm rõ ý kiến củaHariman. Ba ngày sau, đồng chí J. Mikhalốtxki. Thứ trưởngkiêm Tổng Thư ký Bộ Ngoại giao Ba Lan, đã có mặt ởHà Nội. Mikhalốtxki quen biết khá nhiều đồng chí 193lãnh đạo nước ta, vì từ tháng 8-1954 đồng chí là đại sứ -Trưởng đoàn Ba Lan đầu tiên trong Ủy ban quốc tếvề Việt Nam. Đồng chí lại là người được dự cuộc nóichuyện giữa Rapátxki và Hariman ở Vácsava vừa qua.Bộ Ngoại giao Ba Lan cố giữ bí mật chuyến đi này chonên giải thích rằng Tổng Thư ký bị ốm nên không dựcác cuộc chiêu đãi và tiếp khách nhân dịp đầu năm mới.Nhưng dư luận lại hiểu rằng đó là cái bí mật của anh“hề xiếc”. Buổi làm việc đầu tiên là với Bộ trưởng Ngoại giaoNguyễn Duy Trinh. Mikhalốtxki nói: - Hoa Kỳ đã ngừng ném bom miền Bắc và cử Harimanđến gặp lãnh đạo Ba Lan để xem xét vấn đề. Cố gắngcủa Hoa Kỳ có thành công hay không? Nếu như cử chỉhòa bình của Hoa Kỳ không được đáp ứng, Hoa Kỳ sẽném bom trở lại với cường độ mạnh hơn. Giônxơn bị áplực của giới quân sự phải leo thang chiến tranh. Chìakhóa hòa bình là ở Hà Nội... Hoa Kỳ không thể ...

Tài liệu được xem nhiều: