Danh mục

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Máy (1945-2018)

Số trang: 208      Loại file: pdf      Dung lượng: 921.06 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (208 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Máy (1945-2018)" không chỉ ghi lại hình ảnh vùng đất, con người, chặng đường đấu tranh cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ, mà còn phản ánh công cuộc xây dựng quê hương, phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân xã trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Máy (1945-2018) ĐẢNG BỘ HUYỆN HOÀNG SU PHÌBAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ BẢN MÁY * TRUYỀN THỐNGCÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘVÀ NHÂN DÂN XÃ BẢN MÁY (1945 - 2018) Bản Máy, tháng 12 năm 20192 LỜI GIỜI THIỆU Bản Máy là xã biên giới nằm ở phía Tây Bắc củahuyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, nơi đây có vị tríquan trọng về quốc phòng - an ninh, nơi đứng chân củaĐồn Biên phòng Bản Máy. Trải qua chiều dài lịch sửdựng nước và giữ nước, các thế hệ người dân nơi đâyluôn cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và kiêncường, dũng cảm trong chống thiên tai, địch họa, bảo vệvững chắc biên cương của Tổ quốc. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới áchcai trị hà khắc của chế độ thực dân phong kiến thổ ty,cuộc sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã BảnMáy vô cùng cực khổ, phần lớn ruộng đất do tầng lớptrên cai quản, nhân dân quanh năm làm không đủ ăn,ốm đau không có thuốc chữa, trẻ nhỏ không được họchành. Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa thânphận của người dân Bản Máy trở thành những ngườilàm chủ cuộc sống, quê hương. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnhđạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Bản Máy phát huytinh thần đoàn kết, huy động tối đa sức người, sức củaphục vụ chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến, làm nênthắng lợi vĩ đại trong các cuộc kháng chiến: chống thựcdân Pháp xâm lược (1946 - 1954), chống Mỹ cứu nước(1954 - 1975) và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tổquốc (1979 - 1989). 3 Từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mớicủa Đảng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảngvà chính quyền địa phương, nhân dân các dân tộc xãBản Máy tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân khôngngừng được cải thiện và nâng lên, quốc phòng - an ninhđược giữ vững, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệthống chính trị đạt được nhiều bước tiến. Để ghi lại những mốc son của Đảng bộ và nhândân các dân tộc xã Bản Máy trong chặng đường đã qua,thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 củaBan Bí thư và Kế hoạch số 342-KH/TU ngày 02/8/2018của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về “thực hiện Chỉthị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư vềtiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu,biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”; Kếhoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy Hoàng Su Phì, BanChấp hành Đảng bộ xã Bản Máy khóa XX (nhiệm kỳ2015 - 2020) quyết định tổ chức nghiên cứu, sưu tầm,biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộvà nhân dân xã Bản Máy (1945 - 2018)”. Nội dung cuốn sách không chỉ ghi lại hình ảnhvùng đất, con người, chặng đường đấu tranh cách mạngcủa cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địabàn xã dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ, màcòn phản ánh công cuộc xây dựng quê hương, phát triểnkinh tế - xã hội của nhân dân xã trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện4nay. Cuốn sách là nguồn tài liệu chính thống, góp phầngiáo dục truyền thống cách mạng, động viên nhân dâncác dân tộc, nhất là thế hệ trẻ luôn tự hào, không ngừngphát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, đoàn kết xâydựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn,Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhận được sự quan tâm, chỉđạo sát sao của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, BanThường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy HoàngSu Phì và sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí cán bộ,đảng viên nguyên là lãnh đạo xã qua các thời kỳ, cácnhân chứng lịch sử, các ban, ngành, đoàn thể cùng đôngđảo cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tái hiệnnhững sự kiện lịch sử của xã qua các thời kỳ một cáchkhách quan, khoa học, song do không gian và thời gianđề cập rộng lớn, nguồn tư liệu thành văn theo thời gianbị thất lạc, các nhân chứng lịch sử không còn nhiều…nên cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.Vì vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ xã rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của độc giả để khi tái bản, cuốnsách được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ BÍ THƯ Nguyễn Quang Duẩn 5 Chương I KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƢỜI XÃ BẢN MÁY I. VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Bản Máy là xã vùng cao, biên giới của huyệnHoàng Su Phì, cách trung tâm huyện 30 km về phía TâyBắc. Phía Đông giáp xã Thàng Tín, phía Nam giáp xãBản Phùng của huyện Hoàng Su Phì, phía Tây giáp xãNàn Xỉn của huyện Xín Mần, phía Bắc giáp trấn ĐôLong, huyện Mã Quan, Trung Quốc (với đường biêngiới là 19,615 km, bao gồm 27 cột mốc từ mốc 206 đếnmốc 224 (26 cột mốc chính và 1 cột mốc phụ). Tổngdiện tích tự nhiên toàn xã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: