Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 1
Số trang: 57
Loại file: pdf
Dung lượng: 777.85 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Xã Cán Chu Phìn cách trung tâm huyện Mèo Vạc 6,5 km về phía Đông, đồng bào sinh sống tại đây chủ yếu là dân tộc Mông, luôn có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo trong xây dựng cuộc sống. Trải qua những thăng trầm, biến động của lịch sử, thời kỳ đất nước còn nằm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, nhân dân xã Cán Chu Phìn luôn hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm, địa chủ phong kiến, nhằm giành lại cuộc sống tự do, hạnh phúc và bảo vệ quê hương. Cùng tìm hiểu về xã Cán Chu Phìn qua cuốn "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020)" dưới đây nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 1 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ CÁN CHU PHÌN TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ CÁN CHU PHÌN (1961 - 2020) XUẤT BẢN NĂM 2021 2 LỜI GIỚI THIỆU Xã Cán Chu Phìn cách trung tâm huyện Mèo Vạc 6,5 km về phía Đông, đồng bào sinh sống tại đây chủ yếu là dân tộc Mông, luôn có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo trong xây dựng cuộc sống. Trải qua những thăng trầm, biến động của lịch sử, thời kỳ đất nước còn nằm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, nhân dân xã Cán Chu Phìn luôn hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm, địa chủ phong kiến, nhằm giành lại cuộc sống tự do, hạnh phúc và bảo vệ quê hương. Đặc biệt là từ năm 1961 đến nay, lúc đầu dưới sự lãnh đạo của Chi bộ rồi Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Cán Chu Phìn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh cách mạng, tích cực lao động sản xuất, xóa bỏ chế độ áp bức bất công, hà khắc của thổ ty phong kiến, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn. Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và nhằm ghi lại truyền thống lịch sử của Đảng bộ và nhân dân trong xã cũng như những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Cán Chu Phìn chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961 - 2020)”. 3 Trong quá trình biên soạn cuốn sách, Ban biên soạn đã sưu tầm, tiếp thu, chọn lọc được nhiều tư liệu có giá trị và những ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên là lãnh đạo xã qua các thời kỳ, cũng như cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã; với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện ủy; đặc biệt là sự phối hợp giúp đỡ tận tình của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mèo Vạc. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ để nội dung cuốn sách được hoàn chỉnh. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, như: Nguồn tài liệu bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử tuổi đã cao, trí nhớ có phần suy giảm, bên cạnh đó, trình độ của cán bộ biên soạn có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Chấp hành Đảng bộ xã mong nhận được sự tham gia góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961 - 2020)” đến cán bộ, đảng viên và bạn đọc./. T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Lương Vũ Khoa 4 Chương I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ CÁN CHU PHÌN I. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Cán Chu Phìn là một trong những xã nghèo thuộc huyện Mèo Vạc. Về vị trí địa lý xã, xã cách trung tâm huyện Mèo Vạc 6,5 km về phía Đông, phía Bắc giáp xã Giàng Chu Phìn; Phía Đông giáp xã Lũng Pù, Sơn Vĩ, Khâu Vai; Phía Tây giáp Thị trấn Mèo Vạc; Phía Nam giáp xã Tát Ngà. Xã có 12 thôn gồm: Há Dấu Cò, Cán Chu Phìn, Làn Chải, Cho Do, Cán Lủng, Ha Ía, Sán Sì Lủng, Tìa Chí Đùa, Mèo Qua, Đề Chia, Nhù Cú Ha, Lủng Thà. Tổng diện tích tự nhiên là 3.506,22 ha, trong đó diện tích nông nghiệp 1.064,90 ha, đất phi nông nghiệp 138,42 ha; đất chưa sử dụng là 349,25 ha. Nằm trong vùng địa chất toàn cầu cao nguyên đá, Cán Chu Phìn có địa hình đặc trưng là núi đá, với độ cao trung bình 1.400 - 1.700m so với mặt nước biển, địa hình phức tạp, mang nét đặc trưng của vùng núi phía Bắc với độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống khe, suối. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam với độ dốc phần lớn trên 20 0. Địa hình phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của xã. Đặc điểm thổ nhưỡng của xã chủ yếu là núi đá, ít diện tích núi đất nên thiếu đất sản xuất và ảnh 5 hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng. Quá trình hình thành đặc điểm thổ nhưỡng đất đai của xã Cán Chu Phìn được hình thành từ 2 nguồn gốc, đó là do phong hóa tại chỗ từ đá mẹ và đất bồi tụ do xói mòn rửa trôi tạo nên. Nhóm đất đỏ của Cán Chu Phìn chủ yếu là đất mùn vàng đỏ trên núi được chia làm 2 loại như sau: Đất mùn vàng đỏ đá nông (Fuđ1 ); Đất mùn vàng đỏ đá sâu (Fuđ2). Phần lớn đất đai của xã chịu ảnh hưởng rửa trôi, xói mòn vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Đặc điểm khí hậu, Cán Chu Phìn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 1 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ CÁN CHU PHÌN TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ CÁN CHU PHÌN (1961 - 2020) XUẤT BẢN NĂM 2021 2 LỜI GIỚI THIỆU Xã Cán Chu Phìn cách trung tâm huyện Mèo Vạc 6,5 km về phía Đông, đồng bào sinh sống tại đây chủ yếu là dân tộc Mông, luôn có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo trong xây dựng cuộc sống. Trải qua những thăng trầm, biến động của lịch sử, thời kỳ đất nước còn nằm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, nhân dân xã Cán Chu Phìn luôn hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm, địa chủ phong kiến, nhằm giành lại cuộc sống tự do, hạnh phúc và bảo vệ quê hương. Đặc biệt là từ năm 1961 đến nay, lúc đầu dưới sự lãnh đạo của Chi bộ rồi Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Cán Chu Phìn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh cách mạng, tích cực lao động sản xuất, xóa bỏ chế độ áp bức bất công, hà khắc của thổ ty phong kiến, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn. Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và nhằm ghi lại truyền thống lịch sử của Đảng bộ và nhân dân trong xã cũng như những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Cán Chu Phìn chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961 - 2020)”. 3 Trong quá trình biên soạn cuốn sách, Ban biên soạn đã sưu tầm, tiếp thu, chọn lọc được nhiều tư liệu có giá trị và những ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên là lãnh đạo xã qua các thời kỳ, cũng như cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã; với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện ủy; đặc biệt là sự phối hợp giúp đỡ tận tình của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mèo Vạc. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ để nội dung cuốn sách được hoàn chỉnh. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, như: Nguồn tài liệu bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử tuổi đã cao, trí nhớ có phần suy giảm, bên cạnh đó, trình độ của cán bộ biên soạn có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Chấp hành Đảng bộ xã mong nhận được sự tham gia góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961 - 2020)” đến cán bộ, đảng viên và bạn đọc./. T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Lương Vũ Khoa 4 Chương I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ CÁN CHU PHÌN I. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Cán Chu Phìn là một trong những xã nghèo thuộc huyện Mèo Vạc. Về vị trí địa lý xã, xã cách trung tâm huyện Mèo Vạc 6,5 km về phía Đông, phía Bắc giáp xã Giàng Chu Phìn; Phía Đông giáp xã Lũng Pù, Sơn Vĩ, Khâu Vai; Phía Tây giáp Thị trấn Mèo Vạc; Phía Nam giáp xã Tát Ngà. Xã có 12 thôn gồm: Há Dấu Cò, Cán Chu Phìn, Làn Chải, Cho Do, Cán Lủng, Ha Ía, Sán Sì Lủng, Tìa Chí Đùa, Mèo Qua, Đề Chia, Nhù Cú Ha, Lủng Thà. Tổng diện tích tự nhiên là 3.506,22 ha, trong đó diện tích nông nghiệp 1.064,90 ha, đất phi nông nghiệp 138,42 ha; đất chưa sử dụng là 349,25 ha. Nằm trong vùng địa chất toàn cầu cao nguyên đá, Cán Chu Phìn có địa hình đặc trưng là núi đá, với độ cao trung bình 1.400 - 1.700m so với mặt nước biển, địa hình phức tạp, mang nét đặc trưng của vùng núi phía Bắc với độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống khe, suối. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam với độ dốc phần lớn trên 20 0. Địa hình phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của xã. Đặc điểm thổ nhưỡng của xã chủ yếu là núi đá, ít diện tích núi đất nên thiếu đất sản xuất và ảnh 5 hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng. Quá trình hình thành đặc điểm thổ nhưỡng đất đai của xã Cán Chu Phìn được hình thành từ 2 nguồn gốc, đó là do phong hóa tại chỗ từ đá mẹ và đất bồi tụ do xói mòn rửa trôi tạo nên. Nhóm đất đỏ của Cán Chu Phìn chủ yếu là đất mùn vàng đỏ trên núi được chia làm 2 loại như sau: Đất mùn vàng đỏ đá nông (Fuđ1 ); Đất mùn vàng đỏ đá sâu (Fuđ2). Phần lớn đất đai của xã chịu ảnh hưởng rửa trôi, xói mòn vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Đặc điểm khí hậu, Cán Chu Phìn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ Truyền thống cách mạng của Đảng bộ Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn Truyền thống cách mạng xã Cán Chu Phìn Nhân dân các dân tộc xã Cán Chu Phìn Xóa đói giảm nghèoTài liệu liên quan:
-
8 trang 350 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều ở Việt Nam
15 trang 170 0 0 -
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 trang 104 0 0 -
34 trang 65 0 0
-
Thông tư số 11/2019/TT-BLĐTBXH
7 trang 46 0 0 -
18 trang 46 0 0
-
Chính sách xoá đói giảm nghèo hỗ trợ việc làm - Sổ tay hỏi đáp về pháp luật: Phần 1
420 trang 42 0 0 -
11 trang 40 0 0
-
Báo cáo: Chính sách xóa đói giảm nghèo
11 trang 39 0 0 -
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và các vấn đề giảm nghèo: Phần 1
76 trang 39 0 0