Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 2 Chương III CHI BỘ XÃ KHÂU VAI LÃNH ĐẠO NHÂN DÂNĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 – 1985) 1. Chi bộ xã Khâu Vai lãnh đạo nhân dân trongxã tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, giữvững an ninh chính trị trên địa bàn (1975 – 1980) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi,kết thúc 30 năm đấu tranh kiên cường vì mục tiêu độclập, tự do, thống nhất đất nước, đưa dân tộc bước vàothời kỳ mới, thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trênphạm vi cả nước. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mớicủa cách mạng, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội nước ViệtNam dân chủ cộng hoà khoá V, ngày 27/12/1975 đãquyết định hợp nhất một số tỉnh, trong đó tỉnh Hà Giangvà Tuyên Quang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Ngày 12/11/1975, Chi bộ xã Khâu Vai tiến hànhĐại hội lần thứ V. Tham dự Đại hội có 11 đảng viên.Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đạihội Chi bộ lần thứ IV và đề ra phương hướng, nhiệm vụtrong giai đoạn 1975-1977 là: Tích cực củng cố phongtrào hợp tác hóa, tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kinhnghiệm sản xuất, nghiệp vụ quản lý kinh tế cho cán bộhợp tác xã; đưa giống mới vào sản xuất, đẩy mạnh pháttriển chăn nuôi lấy sức kéo, phân bón phục vụ sản xuất;ổn định tư tưởng, đời sống nhân dân; tăng cường củng46cố xây dựng tổ chức Đảng thành hạt nhân lãnh đạo cácphong trào cách mạng; phấn đấu đạt sản lượng lươngthực theo chỉ tiêu đề ra, rau màu các loại 300ha; pháttriển đàn trâu, bò, ngựa lên trên 500 con; trồng đậu đạt3ha… Đại hội đã bầu ra Chi ủy khóa mới, đồng chí LinhVăn Sè, được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ; đồng chí SìnhPà Chứ được bầu giữ chức Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy bannhân dân xã; đồng chí Lầu Mí Lẩu, Chi Ủy viên. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đã đề ra, Chi bộ đãlãnh đạo nhân dân tổ chức lại sản xuất theo hướng tậptrung, thâm canh, chuyên canh, xác định rõ phát triểncây lúa, cây ngô là cây chủ lực của xã, khai hoang phụchóa một cách hợp lý, đi đôi với phát triển chăn nuôi,nâng cao năng suất lao động. Đến năm 1977, toàn xã đãkhai hoang được 3ha ruộng và xếp đá làm nương được23ha, diện tích trồng lúa đạt 224,5ha (tăng 3,5ha so năm1976), diện tích cây ngô đạt 129ha, vượt chỉ tiêu huyệngiao; năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi tănghơn so với những năm trước; tổng đàn trâu, bò, ngựatrên địa bàn xã đạt 580 con, đàn lợn 680 con. Cùng vớiđó nhân dân tích cực mở rộng diện tích trồng các loạicây công nghiệp như: đậu tương, dong giềng; cây ăn quảnhư: lê, đào, mận... đều tăng và đạt so với chỉ tiêu kếhoạch. Bình quân lương thực đạt 200kg/người/năm. Phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn xã đượcquan tâm. Các thôn bản đã thành lập đội văn nghệ vàtừng bước đi vào hoạt động, tuy chất lượng chưa cao 47nhưng đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thầncho nhân dân. Cuộc vận động thực hiện nếp sống vănminh, gia đình văn hóa mới được đồng bào hưởng ứngtích cực. Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đấtnước, Chi bộ xã đã quan tâm chỉ đạo tổ chức các hoạtđộng biểu diễn văn nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu củanhân dân. Ban văn hóa xã hằng năm phối hợp với độichiếu bóng lưu động của huyện tổ chức chiếu phim tạitrung tâm xã và các thôn bản, góp phần nâng cao dân trícho nhân dân. Thông qua các hoạt động này nhiều tiếtmục văn hóa đặc sắc như: múa khèn, hát đối, hát giaoduyên của dân tộc Nùng, Giáy… được biểu diễn, gópphần giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trênđịa bàn. Công tác giáo dục được chú trọng, năm học 1976 -1977, toàn xã có 3 lớp cấp I và 4 lớp vỡ lòng. Tổng sốgần 150 học sinh và 7 giáo viên, tỷ lệ học sinh chuyểnlớp đạt khoảng 90%. Bên cạnh kết quả đạt được, cơ sởvật chất về trường, lớp, bàn, ghế phục vụ cho việc giảngdạy, học tập của giáo viên, học sinh còn gặp nhiều khókhăn, nhiều phòng học xuống cấp chưa được sửa chữa,mặt khác các nguồn hỗ trợ từ Trung ương giảm so vớitrước dẫn tới thiếu kinh phí xây dựng cơ sở vật chấttrường, lớp học. Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình đượcđẩy mạnh. Trạm xá xã đã được củng cố, các tủ thuốchợp tác xã được xây dựng và hướng dẫn sử dụng hiệuquả; công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho48nhân dân được quan tâm lãnh đạo, thực hiện tốt. Hàngnăm, xã duy trì tốt công tác tuyên truyền, vận động nhândân ăn, ở hợp vệ sinh, thực hiện ăn chín uống sôi. Hoạt động thương nghiệp có nhiều tiến bộ, xã có 3đội ngựa thồ được duy trì vận chuyển các mặt hàng thiếtyếu như: Dầu, muối, vải, xà phòng, giấy viết học sinh...từ huyện vào xã phục vụ cho người dân... tuy chưa thểđáp ứng đầy đủ được nhu cầu cần thiết nhưng đã hạnchế phần nào khan hiếm các nhu, yếu phẩm cần thiếttrong sinh hoạt. Năm 1976 chợ Khâu Vai tiếp tục mởrộng và duy trì trở thành phiên chợ đặc trưng của khôngchỉ người dân trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ Truyền thống cách mạng của Đảng bộ Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai Đường lối đổi mới của Đảng Chi bộ xã Khâu VaiTài liệu liên quan:
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 trang 103 0 0 -
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 trang 25 0 0 -
Ebook Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Thái Nguyên (1975-2000): Phần 2
241 trang 23 0 0 -
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Minh (1983-2018)
124 trang 22 0 0 -
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tiên Kiều (1945-2010)
206 trang 22 0 0 -
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Minh Xuân (1945-2009): Phần 1
19 trang 22 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phước Sơn (1975-2005): Phần 2 (Tập 2)
224 trang 21 0 0 -
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Việt Vinh (1945-2017): Phần 2
157 trang 21 0 0 -
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 trang 21 0 0 -
Đề thi tuyển sinh 10 Lịch sử - Sở GD&ĐT Đồng Tháp
3 trang 21 0 0