Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lạc Nông (1945-2016)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lạc Nông (1945-2016)1 Lời giới thiệu Lạc Nông là xã nằm dọc theo quốc lộ 34 với chiềudài 17 km, cách trung tâm huyện lỵ Bắc Mê 7 km vềphía Tây, là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùngchung sống. Ngày 16/9/1949, xã Lạc Nông được thànhlập, đây là một sự kiện quan trọng của địa phương đánhdấu bước chuyển mình trong phát triển kinh tế, văn hóa,xã hội góp phần cùng với các địa phương khác trong cảnước kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hóa hiện đạihóa đất nước. Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 22/11/2013của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cườngthực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 củaBan Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường và nângcao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộngsản Việt Nam, Kế hoạch số 36-KH/HU, ngày 30/3/2016của Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Mê về sưu tầm, biênsoạn, xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ các xã, thị trấn;Đảng ủy xã Lạc Nông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạotriển khai tổ chức sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biênsoạn, xuất bản cuốn sách “Truyền thống cách mạngcủa Đảng bộ và nhân dân xã Lạc Nông (1945-2016)”. Nội dung cuốn sách ghi lại những chặng đườnglịch sử đấu tranh cách mạng hơn 70 năm đầy gian khổnhưng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các2dân tộc xã Lạc Nông trong cuộc đấu tranh cách mạngchống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mớidưới sự lãnh đạo của Đảng. Những thành tích trongtruyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc xãLạc Nông mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ ngườidân Lạc Nông hôm nay và mai sau. Cuốn sách là tài liệu quan trọng góp phần thực hiệnhiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thốngcách mạng và nâng cao niềm tự hào dân tộc cho đội ngũcán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, đặc biệt là thếhệ trẻ trên địa bàn xã Lạc Nông. Qua đó, từng bước giữvững và phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần dámnghĩ, dám làm, hăng say trong lao động sản xuất, tíchcực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựngquê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Trong quá trình biên soạn, Đảng ủy đã sưu tầmđược nhiều tư liệu có giá trị, nhận được những ý kiếnđóng góp nhiệt tình của các đồng chí cán bộ lão thànhcách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo xã, cán bộ,đảng viên qua các thời kỳ và sự quan tâm chỉ đạo sátsao của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáoHuyện ủy Bắc Mê và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Đảng ủyxã Lạc Nông xin cảm ơn các cơ quan, đơn vị và cá nhânđã giúp đỡ để nội dung cuốn sách được hoàn thiện. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm tưliệu, nghiên cứu và biên soạn nhưng do nguồn tư liệu 3thành văn bị thất lạc nhiều, các nhân chứng lịch sử quacác thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ kháng chiến chống thựcdân Pháp, chống Mỹ (1945-1975) không còn nhiều... dođó, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôirất mong những ý kiến đóng góp của các đồng chí vàbạn đọc để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơntrong lần tái bản sau. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thốngcách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lạc Nông(1945-2016)” đến toàn thể bạn đọc. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ BÍ THƯ Nông Thanh Thiết4 Phần một KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ LẠC NÔNG I. Điều kiện tự nhiên Lạc Nông là xã nằm dọc theo quốc lộ 34 với chiềudài 17 km, cách trung tâm huyện lỵ Bắc Mê 7 km; phíaĐông giáp thị trấn Yên Phú, phía Tây giáp xã MinhNgọc, phía Nam giáp xã Thượng Tân, phía Bắc giáp xãGiáp Trung và xã Minh Sơn. Là xã thuộc vùng thấp của huyện Bắc Mê, địa hìnhphức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi, khe suối, xã nằmdọc ven bờ Sông Gâm chảy qua tạo thành những bãi bồithuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghềtrồng lúa nước. Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là3.667,95 ha. Trong đó đất nông nghiệp 619,98 ha, đấtlâm nghiệp 3.001 ha, diện tích ao hồ 1,37 ha, còn lại làdiện tích rừng tạp, đồi núi trọc, núi đá và núi đất. Khí hậu ở xã Lạc Nông mang những đặc điểmchung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Hằng năm,nhiệt độ trung bình 24oC; lượng mưa trung bình khoảng1000-1500mm/năm; độ ẩm không khí đạt 85-95%, đãtạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệpcủa xã, đặc biệt là việc phát triển những loại cây cónguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên, trongmùa mưa, lượng mưa lớn cùng với địa hình dốc, trên địa 5bàn xã dễ xảy ra sạt lở đã ảnh hưởng đến đời sống sinhhoạt và sản xuất của nhân dân. Về tài nguyên thiên nhiên, trước đây xã Lạc Nôngcó diện tích rừng nguyên sinh khá lớn với nhiều cây gỗquý như: Đinh, lát hoa, trầm hương, nghiến, ngọc am...và nhiều động vật quý hiếm sinh sống như: Hổ, gấu,hươu, nai, gà lôi… Song, do việc khai thác các tàinguyên thực vật, động vật chưa có quy hoạch, đến naycác loại gỗ quý, động vật quý hiếm trên địa bàn xã hầunhư không còn. Những năm gần đây, thực hiện chủtrương của Đảng, chính sách của Nhà nước về trồng câygây rừng, ý thức chăm sóc, bảo vệ rừng của người dântừng bước được nâng cao, diện tích rừng phủ xanh đấttrống, đồi núi trọc trên địa bàn xã đang dần được khôiphục, lâm nghiệp đã trở thành ngành nghề chính củanhiều hộ gia đình. Xã Lạc Nông có hệ thống sông suối khá phongphú; một phần của địa bàn xã có dòng sông Gâm chảyqua. Ngoài ra, còn có những khe suối nhỏ được tạo ra từnhiều mạch nước ngầm trong các triền đồi, chân núi.Đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nghề trồng lúanước, nuôi thuỷ sản của người dân nơi đây. Đặc biệt từnăm 2002, Nhà nước đầu tư ngăn dòng sông Gâm tạihuyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) xây dựng thuỷ điệnđã tác động ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ebook Truyền thống cách mạng Truyền thống cách mạng của Đảng bộ Đảng bộ và nhân dân xã Lạc Nông Kháng chiến chống thực dân Pháp Chi bộ Đảng xã Lạc NôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phân tích tác phẩm Đất của Anh Đức
4 trang 190 0 0 -
8 trang 61 1 0
-
Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 2 - Trường ĐH Thương Mại
34 trang 45 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (2019): Phần 1
124 trang 40 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Yên Đổ (1946-2014): Phần 2
142 trang 36 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phú Đô (1948-2014): Phần 1
100 trang 35 0 0 -
Ebook Lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên (1945-2015): Phần 1
130 trang 35 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh (1930-1975): Phần 2
117 trang 34 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lộ (1930-2000): Phần 2
310 trang 34 0 0 -
Giải bài Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946) SGK Lịch sử 9
2 trang 31 0 0 -
Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Viết Thông
104 trang 31 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (Tập I: 1930-1954) - Phần 2
158 trang 31 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hiền (1930-2015): Phần 2
133 trang 31 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Mỹ Yên (1946-2011): Phần 1
130 trang 30 0 0 -
Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 138 SGK Lịch sử 12
3 trang 28 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phủ Lý (1946-2013): Phần 1
102 trang 28 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Túc Duyên (1946-2016): Phần 1
147 trang 27 0 0 -
Ebook Lịch sử ngành Tài chính Quân khu 7 (1947-2013): Phần 1
169 trang 26 0 0 -
Ebook Phổ Yên trên đường phát triển
102 trang 25 0 0 -
Ebook Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Thái Nguyên (1946-2016): Phần 1
142 trang 24 0 0