Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pả Vi (1962-2020)
Số trang: 98
Loại file: pdf
Dung lượng: 5.75 MB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pả Vi (1962-2020)" ghi lại vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi, Đảng bộ xã qua các thời kỳ; những thành quả mà Chi, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Pả Vi đã đạt được trong gần 60 năm qua. Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là từ khi Chi bộ xã được thành lập (năm 1962), nhân dân các dân tộc Pả Vi đã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, ý thức tự lực tự cường, tích cực trong lao động sản xuất, góp phần chi viện sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1962 - 1985).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pả Vi (1962-2020) 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ PẢ VI TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ PẢ VI (1962 - 2020) Xuất bản năm 2021 2 LỜI GIỚI THIỆU Pả Vi là 1 trong 3 xã (Pả Vi, Xín Cái, Pải Lủng) của huyện Mèo Vạc có một phần diện tích thuộc đỉnh đèo Mã Pì Lèng - một trong “tứ đại đỉnh đèo” nổi tiếng của vùng núi đá phía Bắc Việt Nam (năm 2009, danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia). Xã có vị trí khá thuận lợi do nằm trên trục quốc lộc 4C, cách trung tâm huyện Mèo Vạc khoảng 3 km. Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên và vị trí khá thuận lợi, những năm gần đây, Pả Vi đã và đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển du lịch. Đến nay, xã đã được nhiều du khách gần xa biết đến với Làng văn hóa (cộng đồng) du lịch dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ; đây không chỉ là nơi tập trung, hội tụ nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông với các lễ hội, mà còn là nơi có cảnh quan thiên nhiên hữu tình, với những “điểm nhấn” tạo được sức hút khi đặt chân đến đây. Vùng đất Pả Vi là tên gọi của một làng có từ lâu đời thuộc xã Mèo Vạc cũ (nay là thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc) với nhiều lần chia tách và thay đổi tên gọi; đến tháng 7/1961 vùng đất này được tách ra từ xã Mèo Vạc và được đặt tên là xã Thống Nhất. Đến tháng 12/1962, xã Thống Nhất được đổi tên thành xã Pả Vi. Ngày 15/12/1962, huyện Đồng Văn được chia thành 3 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh; xã Pả Vi được điều chỉnh từ huyện Đồng Văn thuộc về địa giới hành chính huyện Mèo Vạc từ đó đến nay. Trải qua quá trình sinh sống lâu đời và quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, khắc phục những khó khăn, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để tồn tại và phát triển, nhân dân các dân tộc Pả Vi đã sớm hình thành nét văn hóa đặc sắc, truyền thống cách mạng, tinh thần dũng cảm, kiên cường. Nhằm tìm hiểu, khai thác và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Pả Vi đã chỉ đạo biên soạn và xuất bản cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pả Vi (1962 - 2020)”. Nội dung cuốn sách ghi lại vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi, Đảng bộ xã qua các thời kỳ; những thành quả mà Chi, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Pả Vi đã đạt được trong gần 60 năm qua. Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là từ khi Chi bộ xã được thành lập (năm 1962), nhân dân các dân tộc Pả Vi đã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, ý thức tự lực tự cường, tích cực trong lao động sản xuất, góp phần chi viện sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1962 - 1985). Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 2020), nhân dân các dân 3 tộc xã Pả Vi đã từng bước xây dựng xã ngày càng vững mạnh về kinh tế, phát triển về văn hóa, giáo dục, giữ vững an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng xã Pả Vi ngày càng giàu đẹp, văn minh. Cuốn sách là một tài liệu góp phần tích cực phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng; qua đó, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho thế hệ trẻ phát huy truyền thống cách mạng, tích cực nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp đã đề ra. Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Pả Vi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mèo Vạc, phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các nhân chứng lịch sử, các đồng chí cán bộ, lãnh đạo Pả Vi qua các thời kỳ. Ban Thường vụ Đảng ủy xã xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù bộ phận nghiên cứu, biên soạn đã có nhiều cố gắng, nhưng trong công tác sưu tầm tư liệu còn gặp nhiều khó khăn, do tư liệu bị thất lạc nhiều và phần lớn các nhân chứng lịch sử đã qua đời, hoặc còn sống nhưng đã già yếu, trí nhớ có phần suy giảm. Vì vậy, nội dung cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Thường vụ Đảng ủy xã rất mong nhận được sự đóng góp của đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn xã để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pả Vi (1962- 2020)” đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Pả Vi cùng bạn đọc! T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Lê Văn Qúy 4 Chương I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pả Vi (1962-2020) 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ PẢ VI TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ PẢ VI (1962 - 2020) Xuất bản năm 2021 2 LỜI GIỚI THIỆU Pả Vi là 1 trong 3 xã (Pả Vi, Xín Cái, Pải Lủng) của huyện Mèo Vạc có một phần diện tích thuộc đỉnh đèo Mã Pì Lèng - một trong “tứ đại đỉnh đèo” nổi tiếng của vùng núi đá phía Bắc Việt Nam (năm 2009, danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia). Xã có vị trí khá thuận lợi do nằm trên trục quốc lộc 4C, cách trung tâm huyện Mèo Vạc khoảng 3 km. Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên và vị trí khá thuận lợi, những năm gần đây, Pả Vi đã và đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển du lịch. Đến nay, xã đã được nhiều du khách gần xa biết đến với Làng văn hóa (cộng đồng) du lịch dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ; đây không chỉ là nơi tập trung, hội tụ nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông với các lễ hội, mà còn là nơi có cảnh quan thiên nhiên hữu tình, với những “điểm nhấn” tạo được sức hút khi đặt chân đến đây. Vùng đất Pả Vi là tên gọi của một làng có từ lâu đời thuộc xã Mèo Vạc cũ (nay là thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc) với nhiều lần chia tách và thay đổi tên gọi; đến tháng 7/1961 vùng đất này được tách ra từ xã Mèo Vạc và được đặt tên là xã Thống Nhất. Đến tháng 12/1962, xã Thống Nhất được đổi tên thành xã Pả Vi. Ngày 15/12/1962, huyện Đồng Văn được chia thành 3 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh; xã Pả Vi được điều chỉnh từ huyện Đồng Văn thuộc về địa giới hành chính huyện Mèo Vạc từ đó đến nay. Trải qua quá trình sinh sống lâu đời và quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, khắc phục những khó khăn, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để tồn tại và phát triển, nhân dân các dân tộc Pả Vi đã sớm hình thành nét văn hóa đặc sắc, truyền thống cách mạng, tinh thần dũng cảm, kiên cường. Nhằm tìm hiểu, khai thác và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Pả Vi đã chỉ đạo biên soạn và xuất bản cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pả Vi (1962 - 2020)”. Nội dung cuốn sách ghi lại vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi, Đảng bộ xã qua các thời kỳ; những thành quả mà Chi, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Pả Vi đã đạt được trong gần 60 năm qua. Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là từ khi Chi bộ xã được thành lập (năm 1962), nhân dân các dân tộc Pả Vi đã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, ý thức tự lực tự cường, tích cực trong lao động sản xuất, góp phần chi viện sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1962 - 1985). Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 2020), nhân dân các dân 3 tộc xã Pả Vi đã từng bước xây dựng xã ngày càng vững mạnh về kinh tế, phát triển về văn hóa, giáo dục, giữ vững an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng xã Pả Vi ngày càng giàu đẹp, văn minh. Cuốn sách là một tài liệu góp phần tích cực phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng; qua đó, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho thế hệ trẻ phát huy truyền thống cách mạng, tích cực nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp đã đề ra. Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Pả Vi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mèo Vạc, phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các nhân chứng lịch sử, các đồng chí cán bộ, lãnh đạo Pả Vi qua các thời kỳ. Ban Thường vụ Đảng ủy xã xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù bộ phận nghiên cứu, biên soạn đã có nhiều cố gắng, nhưng trong công tác sưu tầm tư liệu còn gặp nhiều khó khăn, do tư liệu bị thất lạc nhiều và phần lớn các nhân chứng lịch sử đã qua đời, hoặc còn sống nhưng đã già yếu, trí nhớ có phần suy giảm. Vì vậy, nội dung cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Thường vụ Đảng ủy xã rất mong nhận được sự đóng góp của đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn xã để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pả Vi (1962- 2020)” đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Pả Vi cùng bạn đọc! T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Lê Văn Qúy 4 Chương I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ebook Truyền thống cách mạng Truyền thống cách mạng của Đảng bộ Đảng bộ và nhân dân xã Pả Vi Lịch sử Đảng bộ xã Pả Vi Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Chi bộ Đảng xã Pả ViTài liệu liên quan:
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Long (1945-2017): Phần 1
75 trang 24 0 0 -
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Dương Thành (1946-2013): Phần 2
152 trang 23 0 0 -
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Minh Xuân (1945-2009): Phần 1
19 trang 22 0 0 -
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vô Điếm - Tập 1 (1945-2010): Phần 1
88 trang 22 0 0 -
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vần Chải (1945-2020): Phần 1
105 trang 21 0 0 -
1318 trang 19 0 0
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Ngọc (1945-2015)
170 trang 19 0 0 -
58 trang 19 0 0
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bình Yên (1946-2016): Phần 2
126 trang 18 0 0 -
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Thầu (1961-2018): Phần 2
66 trang 18 0 0