Danh mục

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tát Ngà (1963-2015)

Số trang: 162      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.13 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tát Ngà (1963-2015)" đã tập trung làm sáng tỏ điều kiện lịch sử, quá trình ra đời, trưởng thành, phát triển và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Chi, Đảng bộ xã qua các thời kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là kể từ khi Chi, Đảng bộ xã được thành lập, nhân dân xã Tát Ngà đã phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tát Ngà (1963-2015)1 ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ TÁT NGÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNGCỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TÁT NGÀ (1963 - 2015) XUẤT BẢN NĂM 20192 LỜI GIỚI THIỆU Ngày 5/7/1961, thực hiện Quyết định số 91-CP củaHội đồng Chính phủ, xã Tát Ngà được thành lập trên cơsở tách từ xã Niêm Sơn, huyện Đồng Văn. Tháng12/1962, xã Tát Ngà được điều chỉnh thuộc về huyệnYên Minh. Từ tháng 10/1982, xã Tát Ngà được điềuchỉnh thuộc về huyện Mèo Vạc. Sau nhiều lần thay đổivề địa giới hành chính, hiện nay, xã Tát Ngà (huyệnMèo Vạc) gồm 10 thôn: Nhiều Lũng, Lũng Vai, TátNgà, Nà Sang, Thăm Noong, Khuổi Roài, Nà Dầu, NàTrào, Pắc Dầu, Bản Chiều. Ngày 7/3/1963, Chi bộ xã Tát Ngà được thành lậpđã lãnh đạo nhân dân tiếp tục khôi phục kinh tế, ổn địnhđời sống, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, chiviện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chốngMỹ cứu nước (1963-1975); thực hiện các nhiệm vụtrong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổquốc (1975-1985) và trong những năm đầu thực hiệncông cuộc đổi mới (1986 - 1995). Đặc biệt năm 1996,Đảng bộ xã Tát Ngà được thành lập đã lãnh đạo nhândân đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo,tiếp tục góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước (1996-2015). 3 Nhằm ghi lại những chặng đường lịch sử gian khổ,hy sinh, nhưng đầy vinh dự, tự hào của Chi, Đảng bộ vànhân dân xã Tát Ngà; qua đó giáo dục truyền thống cầncù, sáng tạo, tình yêu quê hương, đất nước, sự tri ân sâusắc đối với những người đi trước và phát huy, vận dụngtruyền thống vẻ vang của Chi, Đảng bộ xã cho cán bộ,đảng viên, quần chúng nhân dân. Đồng thời thực hiệnchủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc,Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tát Ngà, khoá V (Nhiệm kỳ2015-2020) đã quyết định chỉ đạo việc biên soạn cuốnsách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhândân xã Tát Ngà (1963-2015)”. Nội dung cuốn sách đã tập trung làm sáng tỏ điềukiện lịch sử, quá trình ra đời, trưởng thành, phát triển vàhoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Chi, Đảng bộ xã quacác thời kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là kểtừ khi Chi, Đảng bộ xã được thành lập, nhân dân xã TátNgà đã phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo trong laođộng sản xuất, kiên cường, dũng cảm trong đấu tranhchống giặc ngoại xâm, tích cực tham gia thực hiệnnhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốcMỹ xâm lược, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng...Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để Đảng bộxã thực hiện tốt hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhândân xã thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phươngtrong thời gian tới, trước hết là thực hiện thắng lợi Nghịquyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015-2020.4 Trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn,Ban biên tập, biên soạn đã nhận được sự chỉ đạo sát saocủa Huyện ủy Mèo Vạc; sự giúp đỡ của Phòng Lý luậnChính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vàcác ý kiến góp ý của các đồng chí nguyên là cán bộ chủchốt của xã qua các thời kỳ. Ban Chấp hành Đảng bộ xãchân thành cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến quýbáu đó. Tuy nhiên do tư liệu thành văn hầu như không còn,một số tư liệu bị hư hỏng, mặt khác các nhân chứng lịchsử đến nay tuổi đã cao, trí nhớ suy giảm, người còn,người mất... Ban biên tập, biên soạn đã sưu tầm, tổnghợp tư liệu nhưng chắc chắn chưa thể đáp ứng hết đượcmong muốn của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xãcũng như bạn đọc. Chúng tôi mong nhận được các ý kiếntham gia góp ý để lần tái bản sau cuốn sách được hoàn thiệnhơn. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tát Ngà trân trọng giớithiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảngbộ và nhân dân xã Tát Ngà (1963-2015)” tới toàn thểcán bộ, đảng viên, nhân dân xã và bạn đọc gần xa. T/M BAN CHẤP HÀNH BÍ THƯ Phàn Minh Pú 5 Chương I KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ TÁT NGÀ I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Tát Ngà là một trong bốn xã núi đất nằm ở phíaNam huyện Mèo Vạc, cách trung tâm huyện khoảng 17km. Phía Đông giáp xã Khau Vai và xã Cán Chu Phìn.Phía Tây giáp xã Nậm Ban. Phía Nam giáp xã NiêmSơn. Phía Bắc giáp thị trấn Mèo Vạc và xã Tả Lủng. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 4.839,17 ha. Địahình của xã đặc trưng là núi đất, có độ dốc cao. Độ caotrung bình từ 700 - 1.100m so với mặt nước biển. Địahình xã Tát Ngà gồm có 2 dạng đặc trưng cơ bản sau:Địa hình đồi núi thấp và trung bình chiếm trên 45%tổng diện tích tự nhiên của xã, phân bố chủ yếu ở cácthôn Nà Trào, Bản Chiều, Pắc Dầu, độ dốc từ 8-15°. Địahình đồi núi cao chiếm khoảng 55% diện tích đất tựnhiên toàn xã; độ cao trung bình 950m, được phân bố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: