Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay: Phần 2
Số trang: 153
Loại file: pdf
Dung lượng: 990.32 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay" trình bày các vấn đề đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay và yêu cầu phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay: Phần 2 Chương II VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ YÊU CẦU PHẢI VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC 1. Đổi mới giáo dục - yêu cầu bức thiết của thời đại 1.1. Sự tác động của xu thế toàn cầu hóa Xu thế toàn cầu hóa đã và đang tác động trực tiếp và gián tiếp đến hầu hết các lĩnh vực của các quốc gia trên thế giới, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Giáo dục mang bản chất là truyền thụ kiến thúc, nên lĩnh vực này tự nó mang tính không giới hạn. Tuy nhiên, bất cứ nền giáo dục nào cũng chịu sự chi phối rất mạnh mẽ của truyền thống văn hóa dân tộc và cả những tư tưởng xuất phát từ những ý thức hệ khác nhau. Phải chăng, cũng chính vì vậy, trong một thời gian dài từng tồn tại sự khác biệt rất xa cả về cấu trúc hệ thống giáo dục và cấu tạo chương trình giữa các quốc gia trên thế giới. 152 Ngày nay, toàn cầu hóa đang diễn ra như một xu thế không thể đảo ngược được, nhất là từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu căng thẳng giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa không còn và trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão. Hệ quả là sự hợp tác cùng phát triển trong không gian hòa bình rõ ràng đang trở thành một chiều hướng tích cực trong quan hệ quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong cuộc đua toàn cầu cũng diễn ra quyết liệt. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc”1. Hiện nay, trong số hơn 200 quốc gia trên thế giới, thì 11 quốc gia2 lớn, có sức chi phối lớn đối với chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại thế giới và quan hệ quốc tế đương đại. Những nước này chiếm 1/3 diện tích, 1/2 dân số và 70% GDP của thế giới. Năm nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc là Ủy viên thường _______________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.68-69. 2. Đó là: Mỹ, Canađa, Braxin, Nga, Anh, Pháp, Đức, Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. 153 trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ảnh hưởng chi phối quan hệ giữa các dân tộc. Các nước lớn đóng vai trò chính trong xác định trật tự thế giới, vạch luật chơi, xây dựng cơ chế giải quyết các vấn đề khu vực và trên thế giới. Quan hệ các nước lớn không phải là hoàn toàn thống nhất, mà gồm nhiều loại: đồng minh, liên kết, không liên kết, đối thủ, đối tác... Quan hệ các nước lớn tác động đến toan tính của các quốc gia trong việc lựa chọn con đường và định hướng phát triển. Rõ ràng, thế giới ngày nay đang trong giai đoạn biến đổi nhanh chóng. Mỗi quốc gia, dân tộc đang đứng trước vận hội mới, thời cơ mới, cùng với đó là những khó khăn và thách thức mới. Để nắm bắt thời cơ, vượt qua những khó khăn, thách thức, mỗi quốc gia phải không ngừng phấn đấu gia tăng sức mạnh, cả sức mạnh cứng (quyền lực cứng) và sức mạnh mềm (quyền lực mềm), cả sức mạnh về quân sự và sức mạnh về kinh tế, văn hóa. Với ý nghĩa là yếu tố hàng đầu tạo nên chất lượng nguồn lực con người - nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực, tài nguyên quý báu nhất trong các nguồn tài nguyên, giáo dục chính là chìa khóa cho sự gia tăng sức mạnh đó của các quốc gia. Trong quá trình toàn cầu hóa, sự giao thoa, đối thoại, hợp tác, cạnh tranh giữa các nền giáo dục, làm cho nền giáo dục của mỗi nước buộc phải có những thay đổi; đòi hỏi một mặt phải nắm chắc và phát huy có hiệu quả những giá trị, mục tiêu giáo dục của dân tộc, 154 đồng thời tiếp thu có chọn lọc các giá trị tích cực, tiên tiến và phù hợp của các nền giáo dục khác trên thế giới. Quá trình dịch vụ hóa giáo dục gắn với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã làm cho chức năng của giáo dục có sự thay đổi nhất định và được nâng lên một nấc thang mới, trong tương quan với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Giáo dục không chỉ đơn thuần là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực do Nhà nước chi phối, mà còn trở thành một lĩnh vực dịch vụ tham gia vào thị trường khu vực và thế giới. Do những thay đổi về chức năng và cơ chế phát triển giáo dục gắn liền với trình độ phát triển cao của kinh tế - xã hội và của các lĩnh vực khác, giáo dục trên thế giới đang diễn ra những xu hướng mới cần được nhận thức đầy đủ và sâu sắc, đó là: xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập, hợp tác và cạnh tranh quốc tế về giáo dục tăng lên; xu hướng đại chúng hóa, đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo (xuất hiện nhiều hình thức đào tạo mới như phát triển đào tạo từ xa, qua mạng Internet). Đồng thời, sự thay đổi chức năng và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay: Phần 2 Chương II VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ YÊU CẦU PHẢI VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC 1. Đổi mới giáo dục - yêu cầu bức thiết của thời đại 1.1. Sự tác động của xu thế toàn cầu hóa Xu thế toàn cầu hóa đã và đang tác động trực tiếp và gián tiếp đến hầu hết các lĩnh vực của các quốc gia trên thế giới, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Giáo dục mang bản chất là truyền thụ kiến thúc, nên lĩnh vực này tự nó mang tính không giới hạn. Tuy nhiên, bất cứ nền giáo dục nào cũng chịu sự chi phối rất mạnh mẽ của truyền thống văn hóa dân tộc và cả những tư tưởng xuất phát từ những ý thức hệ khác nhau. Phải chăng, cũng chính vì vậy, trong một thời gian dài từng tồn tại sự khác biệt rất xa cả về cấu trúc hệ thống giáo dục và cấu tạo chương trình giữa các quốc gia trên thế giới. 152 Ngày nay, toàn cầu hóa đang diễn ra như một xu thế không thể đảo ngược được, nhất là từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu căng thẳng giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa không còn và trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão. Hệ quả là sự hợp tác cùng phát triển trong không gian hòa bình rõ ràng đang trở thành một chiều hướng tích cực trong quan hệ quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong cuộc đua toàn cầu cũng diễn ra quyết liệt. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc”1. Hiện nay, trong số hơn 200 quốc gia trên thế giới, thì 11 quốc gia2 lớn, có sức chi phối lớn đối với chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại thế giới và quan hệ quốc tế đương đại. Những nước này chiếm 1/3 diện tích, 1/2 dân số và 70% GDP của thế giới. Năm nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc là Ủy viên thường _______________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.68-69. 2. Đó là: Mỹ, Canađa, Braxin, Nga, Anh, Pháp, Đức, Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. 153 trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ảnh hưởng chi phối quan hệ giữa các dân tộc. Các nước lớn đóng vai trò chính trong xác định trật tự thế giới, vạch luật chơi, xây dựng cơ chế giải quyết các vấn đề khu vực và trên thế giới. Quan hệ các nước lớn không phải là hoàn toàn thống nhất, mà gồm nhiều loại: đồng minh, liên kết, không liên kết, đối thủ, đối tác... Quan hệ các nước lớn tác động đến toan tính của các quốc gia trong việc lựa chọn con đường và định hướng phát triển. Rõ ràng, thế giới ngày nay đang trong giai đoạn biến đổi nhanh chóng. Mỗi quốc gia, dân tộc đang đứng trước vận hội mới, thời cơ mới, cùng với đó là những khó khăn và thách thức mới. Để nắm bắt thời cơ, vượt qua những khó khăn, thách thức, mỗi quốc gia phải không ngừng phấn đấu gia tăng sức mạnh, cả sức mạnh cứng (quyền lực cứng) và sức mạnh mềm (quyền lực mềm), cả sức mạnh về quân sự và sức mạnh về kinh tế, văn hóa. Với ý nghĩa là yếu tố hàng đầu tạo nên chất lượng nguồn lực con người - nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực, tài nguyên quý báu nhất trong các nguồn tài nguyên, giáo dục chính là chìa khóa cho sự gia tăng sức mạnh đó của các quốc gia. Trong quá trình toàn cầu hóa, sự giao thoa, đối thoại, hợp tác, cạnh tranh giữa các nền giáo dục, làm cho nền giáo dục của mỗi nước buộc phải có những thay đổi; đòi hỏi một mặt phải nắm chắc và phát huy có hiệu quả những giá trị, mục tiêu giáo dục của dân tộc, 154 đồng thời tiếp thu có chọn lọc các giá trị tích cực, tiên tiến và phù hợp của các nền giáo dục khác trên thế giới. Quá trình dịch vụ hóa giáo dục gắn với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã làm cho chức năng của giáo dục có sự thay đổi nhất định và được nâng lên một nấc thang mới, trong tương quan với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Giáo dục không chỉ đơn thuần là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực do Nhà nước chi phối, mà còn trở thành một lĩnh vực dịch vụ tham gia vào thị trường khu vực và thế giới. Do những thay đổi về chức năng và cơ chế phát triển giáo dục gắn liền với trình độ phát triển cao của kinh tế - xã hội và của các lĩnh vực khác, giáo dục trên thế giới đang diễn ra những xu hướng mới cần được nhận thức đầy đủ và sâu sắc, đó là: xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập, hợp tác và cạnh tranh quốc tế về giáo dục tăng lên; xu hướng đại chúng hóa, đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo (xuất hiện nhiều hình thức đào tạo mới như phát triển đào tạo từ xa, qua mạng Internet). Đồng thời, sự thay đổi chức năng và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Đổi mới giáo dục Đổi mới toàn diện giáo dục Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng triết lý giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
40 trang 451 0 0
-
Giáo trình Chính trị (Trình độ: Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Củ Chi
84 trang 303 1 0 -
20 trang 295 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019)
144 trang 271 7 0 -
128 trang 256 0 0
-
34 trang 255 0 0
-
64 trang 250 0 0
-
5 trang 234 0 0
-
101 trang 207 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 2 (năm 2010)
129 trang 204 0 0 -
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
37 trang 202 0 0 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay
4 trang 191 0 0 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân làm chủ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
6 trang 179 0 0 -
152 trang 177 0 0
-
Tiểu luận Nội dung và bản ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22 trang 169 0 0 -
96 trang 168 0 0
-
Thảo luận về Tư Tưởng Hồ Chí Minh
34 trang 166 0 0 -
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam - 130 Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
38 trang 165 0 0 -
9 trang 161 0 0
-
Ebook Góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 1
272 trang 156 0 0