Danh mục

Ebook Văn kiện Đảng bộ tỉnh Sơn La (1939-1963): Phần 2 (Tập 1)

Số trang: 455      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.52 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Văn kiện Đảng bộ tỉnh Sơn La (1939-1963)" chính là những trang sử hào hùng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Sơn La trong cuộc đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng quê hương, là minh chứng khẳng định giá trị trường tồn, sự phát triển về tư duy lý luận của Đảng bộ tỉnh và thực tiễn sinh động của phong trào quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ qua những bước thăng trầm của lịch sử vùng đất biên cương, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, khơi dậy niềm tự hào, góp phần giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân truyền thống cách mạng của địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Văn kiện Đảng bộ tỉnh Sơn La (1939-1963): Phần 2 (Tập 1) 454 NGHỊ QUYẾT1 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Ngày 27 tháng 1 năm 1954 Về chỉnh lý ruộng đất I- NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH 1. Tình hình ngày giải phóng a) Số lượng ruộng: Trừ Sông Mã chưa nắm vững tài liệu còn nhìn chung trong tỉnh thì Phù Yên là nơi có nhiều ruộng hơn cả, ở đây nơi nhiều nhất 3 người một “ten”2, nơi ít 8 người một ten (1 ten thu hoạch trung bình 1 vụ 800 cum (mỗi cum 1kg)), bình quân nhân khẩu một vụ trung bình là 200kg, chưa kể ruộng 2 mùa và thu hoạch về nương). - Mường La, Mai Sơn nơi nhiều nhất mỗi người được 11 gánh (330kg), nơi ít nhất mỗi người 2 gánh rưỡi (75kg), (mỗi gánh 30kg), trung bình mỗi người 150kg. - Yên Châu nơi nhiều nhất mỗi người được 6 gánh rưỡi (195kg), nơi ít nhất 1 gánh rưỡi (45kg). - Mộc Châu 50% dân số sống bằng ruộng, trung bình thu hoạch từ 90 đến 180kg. ______________ 1. Nghị quyết (không có số) Hội nghị cán bộ toàn tỉnh ngày 27/1/1954 (B.T). 2. Ten, gánh, đin là đơn vị tính của người Thái (B.T). NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY... 455 b) Loại ruộng: gồm có 2 loại ruộng: ruộng công và ruộng tư. - Ruộng bớt dành cho gái xòe, linh mục, chức việc về hưu hoặc gia đình phìa, tạo, kẻ có công với đế quốc. Số ruộng này ở Yên Châu chiếm 47% tổng số ruộng, Mường La chiếm 15%, Mộc Châu và Phù Yên chiếm rất ít, các huyện Mai Sơn, Sông Mã, không rõ số liệu. - Ruộng chức dành cho các ngụy quyền, chức việc, số ruộng này nơi nhiều nhất là Yên Châu chiếm hơn 40% tổng số ruộng, Mường La chiếm 35%, Mộc Châu và Phù Yên chiếm 20%, Sông Mã và Mai Sơn chưa rõ. Ruộng mo cũng dành cho ông mo, ông ho luông, cũng nằm trong số ruộng chức này. - Ruộng “Na Háp” chia cho dân ăn trên điều kiện phải đi lính, phu, đóng góp, đi cuông, số lượng ruộng này nơi nhiều nhất là Phù Yên, chiếm 60% tổng số ruộng, trung bình như Yên Châu chiếm 43%, nơi ít như Mường La chiếm 30% và Mộc Châu 20%, Mai Sơn, Sông Mã chưa rõ. Trong số ruộng công thì ruộng chức là ruộng tốt nhất, rộng hơn, gần nước. Ruộng xấu nhất là ruộng “Na Háp” - là ruộng rìa rừng, nước chờ trời mưa. Ruộng công đều do nông dân lao động khai phá, bọn đế quốc câu kết chặt chẽ với phong kiến cướp đoạt biến thành ruộng công, bằng mọi hình thức như đặt ra luật lệ, ruộng tự khai phá được 5 năm phải lấy ra làm ruộng công, hoặc vin cớ này nọ tập trung làm ruộng công. Trong số ruộng tư lại chia 2 hạng: - Hạng ruộng của tầng lớp trên do chiếm đoạt ruộng công làm ruộng tư, hoặc bắt “cuông” khai phá, cướp trắng của dân, hay bỏ tiền ra thuê nhân công khai phá, số ruộng tư vào hạng này chiếm nhiều hơn hạng sau và thuộc lại ruộng tốt. - Hạng ruộng của nông dân lao động tự khai phá ra, vì xấu quá phìa, tạo không tập trung, hay chưa kịp tập trung, ruộng hạng này ít và đều là ruộng xấu. 456 VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA - TẬP 1 (1939-1963) c) Một vài dẫn chứng Địa phương Tổng Ruộng công số Ruộng Ruộng Ruộng Ruộng Bản Xã Huyện ruộng Na chức bớt công đất Háp 2m5 1m2 1m9 B- C- Yên 5m6 của 15 cho 15 cho 15 5m6 Luông Đông Châu sào tên tên nhà 2.020 60 420 M- B- Mai 3.050 gánh gánh gánh 2.500 Bon Châu Sơn gánh1 cho 16 cho 2 cho 7 gánh tên lính nhà Ruộng tư Của lớp trên Của nông dân Tổng số 140 gánh 410 gánh 550 gánh 2. Tình hình ruộng đất sau ngày giải phóng a) Sau ngày giải phóng đến nay đã 3 lần tạm chia khi mới giải phóng đã sơ bộ tiến hành tạm giao ruộng chức và ruộng công cho nông dân (giao vào vụ chiêm). Sau vụ mùa các nơi cũng đã tổ chức chia lại. Vụ chiêm năm nay ở những nơi phát động quần chúng thấy tình trạng ruộng chia chưa công bằng nên đã điều chỉnh lại. Qua mấy lần tạm chia trên vì cơ sở của ta ở xã, bản còn yếu chính quyền phần lớn tập trung trong tay tầng lớp trên, phương ______________ 1. Đơn vị đo của người Thái, 1 gánh (đin, hạp) tương đương 0,27 sào Bắc Bộ (B.T). NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY... 457 pháp chia của cán bộ lại mệnh lệnh, làm thay, có những nơi chia ruộng không phát động được tư tưởng của nông dân lao động, còn cán bộ làm thay nên sau khi cán bộ đi khỏi tầng lớp trên lại đe dọa quần ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: