Danh mục

Ebook Về tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân: Phần 2

Số trang: 157      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.96 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 32,000 VND Tải xuống file đầy đủ (157 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung tác phẩm đề cập hai vấn đề lớn là đạo đức cách mạng và chủ nghĩa cá nhân - hai vấn đề ảnh hưởng đến sự sinh tồn của Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Nêu bật những ưu điểm của cán bộ, đảng viên, Người cũng chỉ rõ những khuyết điểm, thiếu sót của họ, thẳng thắn vạch rõ sự nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, nêu lên những biện pháp cụ thể, toàn diện và kiên quyết nhằm khắc phục những ảnh hưởng xấu của chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 2 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Về tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân: Phần 2 TÁC PHẨM “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN” VÀ NHỮNG BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY GS.TS.NGND. PHAN NGỌC LIÊN* Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà tư tưởng về đạo đức - đạo đức học - mà “bản thân Người là một tấm gương về ________ * Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 148 đạo đức cách mạng”1. Chính vì vậy, chúng ta phải học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được hình thành trong quá trình cách mạng Việt Nam và thể hiện phẩm chất đạo đức cách mạng của Người. Có thể nói, ngay từ buổi đầu, tinh thần yêu nước, ý thức cứu nước và hoạt động yêu nước, cách mạng là cơ sở hình thành, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng của Người. Cho nên: “Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp cách mạng là bắt đầu giáo dục lý tưởng cách mạng và đạo đức cách mạng cho những người yêu nước, cho thanh niên, cho quần ________ 1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.239. 149 chúng nhân dân, chủ yếu là đảng viên và cán bộ. Suốt đời Bác luôn luôn quan tâm làm việc đó”1. Về mặt tư tưởng - lý luận, chỉ kể từ Tư cách của một người cách mệnh trong quyển Đường cách mệnh (1927) đến Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (đăng báo Nhân dân, ngày 03/02/1969) và Di chúc, trong gần 40 năm, Người đã viết hơn 60 bài báo, sách về đạo đức cách mạng. Trên thực tế, hầu như bài nói, bài viết nào của Người cũng đều đề cập đến vấn đề đạo đức cách mạng và trong cuộc sống, ở bất cứ hoàn cảnh nào, cương vị nào, Người cũng thể hiện phẩm chất đạo đức cách mạng. ________ 1. Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - Quá khứ, hiện tại và tương lai, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, t.2, tr.31. 150 Vì sao Người đặc biệt quan tâm, coi trọng vấn đề đạo đức cách mạng? Bởi vì, “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa...”1. Đó là cốt lõi của truyền thống đạo đức dân tộc. Cho nên, khi tiếp nhận và làm theo chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng chủ nghĩa xã hội đích thực thì cũng phải “sống với nhau có tình có nghĩa”. “Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”2. Và như vậy sẽ gây tổn thất cho cách mạng. Nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh và sự thể hiện ở bản thân Hồ Chí Minh là gì? Về điều này đã có nhiều bài viết, công trình đề cập và nhất trí với nhau, xin không nhắc lại, song cũng cần nhấn mạnh điều tiêu biểu, ________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.668. 151 chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng bậc nhất mà cũng phổ cập nhất đối với mọi người, mọi tầng lớp, đó là “trung với nước, hiếu với dân”, “cần, kiệm, liêm, chính”, “chống chủ nghĩa cá nhân”. Đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đạo đức của giai cấp công nhân nhưng đồng thời là đạo đức của dân tộc; bởi vì đạo đức của Người được hình thành trên cơ sở đạo đức của dân tộc kết hợp với quan điểm đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin và tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại. Vì vậy, mọi người đều có thể học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua hành động, cử chỉ, lời dạy, cũng như lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy Người đề ra mục tiêu chuẩn mực, yêu cầu chung với mọi người trong nước, cùng có quyền lợi và 152 nghĩa vụ như nhau. Người chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân, tức là: - Tuân theo pháp luật Nhà nước. - Tuân theo kỷ luật lao động. - Giữ gìn trật tự chung. - Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung. - Hăng hái tham gia công việc chung. - Bảo vệ tài sản công cộng. - Bảo vệ Tổ quốc”1. Một cách cụ thể và chi tiết, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ đạo đức cách mạng và cách “thực hiện đạo đức cách mạng” cho từng giới, từ em bé đến cụ già, nam, ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.258. 153 nữ, các tầng lớp nhân dân. Và điểm nổi bật là Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tin tưởng vào nhân dân ta có đạo đức cách mạng, luôn thể hiện đạo đức cách mạng. Người khẳng định: “Có thể nói trong mỗi nhà đều có anh hùng, như thế ra ngõ mới gặp anh hùng chứ! Nhìn lại lịch sử mấy nghìn năm của ông cha ta, ta cũng thấy điều đó. Cứ mỗi lần có những thử thách lớn thì nhân dân ta lại tỏ rõ khí phách, nêu cao phẩm chất tốt đẹp của mình... Người tốt, việc tốt nhiều lắm. Ở đâu cũng có. Ngành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có”1. Đã là anh hùng, người tốt, việc tốt thì có đạo đức cách mạng và tiêu biểu cho đạo đức cách mạng. Đương nhiên, trong xã hội vẫn còn người xấu, việc xấu cần được giáo dục, sửa chữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: