Danh mục

Ellen Johnson Sirleaf: Đạo đức lãnh đạo trong hành động

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.39 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ellen Johnson Sirleaf: Đạo đức lãnh đạo trong hành động Tác giả: Sandra J. Sucher (HBP) Các thông tin tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống ở Liberia năm 2005 giống như một bản mô tả nghề nghiệp khủng khiếp: "Cần tổng thống dẫn dắt lãnh đạo một quốc gia châu Phi có 3,5 triệu người thuộc 16 nhóm dân tộc với 90% dân số thất nghiệp; nợ công lên tới 4,9 tỷ đô la (tương đương với 700% GDP, 2.300% doanh thu xất khẩu, mức nợ cao nhất trên thế giới); sau 14 năm nội chiến, cần thống nhất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ellen Johnson Sirleaf: Đạo đức lãnh đạo trong hành động Ellen Johnson Sirleaf: Đạo đức lãnh đạo trong hành động Tác giả: Sandra J. Sucher (HBP) Các thông tin tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống ở Liberia năm 2005 giống như một bản mô tả nghề nghiệp khủng khiếp: Cần tổng thống dẫn dắt lãnh đạo một quốc gia châu Phi có 3,5 triệu người thuộc 16 nhóm dân tộc với 90% dân số thất nghiệp; nợ công lên tới 4,9 tỷ đô la (tương đương với 700% GDP, 2.300% doanh thu xất khẩu, mức nợ cao nhất trên thế giới); sau 14 năm nội chiến, cần thống nhất những bè phái chiến tranh có vũ trang thành một xã hội dân chủ; nền kinh tế và cơ sở hạ tầng yếu kém. Ellen Johnson Sirleaf được bầu làm tổng thống Liberia năm 2005 khi đã 67 tuổi. Bà là người phụ nữ đầu ở cương vị lãnh đạo nhà nước ở châu Phi thông qua bầu cử tự do. Không tính đến những quyền lực bà nắm giữ thì bà còn là một tấm gương sáng điển hình về đạo đức lãnh đạo. Câu chuyện của Johnson Sirleaf chắc chắn là một câu chuyện về sự can trường, không phải chỉ về việc đảm nhận một vai trò vô cùng khó khăn mà còn về việc không ngừng đứng lên chống lại các tổng thống của Libiria và các thế lực ở nước bà. Không giống như nhiều nhà hoạt động khác, Johnson Sirleaf chủ yếu nắm lấy những cơ hội đứng lên hoạt động ngay khi bà còn là một thành viên của chính phủ. Bài phát biểu đầu tiên khi bà 31 tuổi được đưa ra khi bà còn đang là Phó Bộ trưởng Tài chính dưới thời Tổng thống William Tubman. Chính vì bài phát biểu này bà buộc phải rời khỏi Liberia để bảo vệ an toàn cho mình. Bài phát biểu cuối cùng của bà khiến cho Tổng thống Samuel Doe tức giận đến mức Johnson Sirleaf bị bắt giữ tại nhà và bỏ tù 9 tháng và phải trốn đến Mỹ để bảo vệ tính mạng. Bà làm việc tại Liên hợp quốc và Ngân hàng thế giới trước khi quay trở lại Liberia. Ảnh: billkjarkloh.wordpress.com Cho đến khi được bầu, quyền lực và sự hợp pháp của Johnson Sirleaf đều dựa trên những kiến thức của bà về tài chính và sức mạnh của ngôn từ của việc nói lên sự thật. Điều này được nhiều người dân Liberia đón nhận như sự theo đuổi đạo đức và ý nghĩa đạo đức trong bối cảnh của đất nước ngày càng bạo lực và bị chia cắt bởi chiến tranh. Lời nói và không vũ trang. Nhưng năng lực của Johnson Sirleaf chỉ được thực sự bộc lộ khi bà trở thành tổng thống. Thật may mắn cho những ai trong chúng ta đang tìm kiếm những tấm gương về đạo đức lãnh đạo, Johnson Sirleaf cho phép phóng viên người Liberia là Siatta Scott Johnson (không có quan hệ họ hàng gì với Johnson Sirleaf) và nhà quay phim Daniel Junge được dựng phim tài liệu về năm đầu tiên tại chức của bà. Trong mỗi phần bạn sẽ thấy Johnson Sirleaf đã làm nghiêm túc như thế nào với với hai nhiệm vụ song hành của đạo đức lãnh đạo: vừa thực thi quyền lực vừa xây dựng sự hợp pháp. Khả năng của bà - khả năng liên kết với và thuyết phục các nhân viên trong Ngân hàng thế giới, các nhà ngoại giao, các chủ đồn điền cao su, các công đoàn và những người dân phản đối chiến tranh - thật phi thường. Bạn cũng sẽ thấy năng lực của bà trong việc ứng phó với các tình huống phức tạp, rối rắm, mập mờ - đây là đặc tính cần thiết phải tu dưỡng nếu bạn muốn sống một cuộc đời chủ động và có nguyên tắc. Các phần này cũng đáng để xem vì những hình ảnh chân thực sống động về việc một người phụ nữ (thực tế có rất nhiều người phụ nữ) sẽ như thế nào khi nắm quyền điều hành quốc gia. Các nhà lãnh đạo nữ thường rơi vào một thế giới - không chiến thắng trong đó họ phải trao đổi một điều gì đó để đổi lấy một cái gì khác ví dụ như phải thật xuất sắc để nhận được sự yêu mến trong khi các nhà lãnh đạo nam giới thường không phải như vậy và điều đó khiến cho rất nhiều phụ nữ cảm thấy không có căn cứ cơ sở nào để xây dựng cá tính lãnh đạo. Johnson Sirleaf tự gọi mình là Mẹ già, người luôn tìm cách bỏ qua những khuôn mẫu rập khuôn để hình thành những cách ứng xử được nhiều người cho rằng là cần thiết với một nhà lãnh đạo nữ. Điều tôi muốn nói không phải là đây là cách duy nhất một người phụ nữ có thể lãnh đạo mà là phong cách này quá mới mẻ đến nỗi mà những kiểu mẫu mới - và rất nhiều các kiểu mẫu này cần được đưa ra làm dẫn chứng để phổ biến sự lãnh đạo của nữ giới và xây dựng những kiểu mẫu lãnh đạo tinh thần khỏe mạnh của sự lãnh đạo nữ giới. - Bài viết của Sandra J. Sucher trên Harvard Business Publishing. Tác giả là giáo sư về thực hành quản lý lớp thạc sĩ quản lý kinh doanh trường kinh doanh Harvard. Nguyễn Tuyến dịch Tuan Vietnam ...

Tài liệu được xem nhiều: