Thông tin tài liệu:
Vì cháu rất lười ăn nên bố mẹ ra sức ép và bồi bổ khiến M đạt tới 60kg dù chỉ mới 9 tuổi. Cháu Nguyễn Văn M. (ở Hà Nội) mới 9 tuổi mà đã nặng gần 60kg. Lúc nhỏ cháu rất lười ăn nên bố mẹ ra sức ép và bồi bổ, đặc biệt là M. thích ăn đồ ngọt, uống nước ngọt nên tăng cân nhanh chóng. Kể cả khi cân nặng của M. quá tiêu chuẩn, nhưng bố mẹ vẫn vui, không điều chỉnh mà còn cho em ăn theo nhu cầu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ép trẻ ăn – Coi chừng bị tiểu đườngÉp trẻ ăn – Coi chừng bị tiểu đườngVì cháu rất lười ăn nên bố mẹ ra sức ép và bồi bổ khiếnM đạt tới 60kg dù chỉ mới 9 tuổi.Cháu Nguyễn Văn M. (ở Hà Nội) mới 9 tuổi mà đã nặng gần60kg. Lúc nhỏ cháu rất lười ăn nên bố mẹ ra sức ép và bồibổ, đặc biệt là M. thích ăn đồ ngọt, uống nước ngọt nên tăngcân nhanh chóng.Kể cả khi cân nặng của M. quá tiêu chuẩn, nhưng bố mẹ vẫnvui, không điều chỉnh mà còn cho em ăn theo nhu cầu. Gầnđây, tự nhiên thấy con nhìn kém, ăn nhiều, uống nhiều nhưnggầy nhanh, người mệt, học kém… Đưa M. đi khám, bố mẹmới biết con bị tiểu đường type 2 giai đoạn muộn.Lời bàn: Theo BS Nguyễn Ngọc Khánh, Bệnh viện Nhi T.Ư,đa phần trẻ mắc tiểu đường type 2 ở nước ta thường gắn liềnvới chứng thừa cân, béo phì do lối sống thiếu cân bằng vàchứng ăn uống thiếu điều độ.Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tưvấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.Ngoài ra, thói quen nhồi nhét của cha mẹ, thói quen ăn nhiềuđường, thực phẩm có nhiều năng lượng, chất béo nhưng lạilười vận động, xem ti vi, chơi điện tử nhiều… cũng làm tăngtiểu đường type 2 ở trẻ em.Hệ quả là trẻ có nguy cơ bị trụy tim mạch, rối loạn hô hấp,đục thủy tinh thể, suy thận… Đặc biệt, đái tháo đường nếukhông được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê và tửvong.