Danh mục

Fintech và ngân hàng tại Việt Nam: Hợp tác hay cạnh tranh?

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 525.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đi vào phân tích sự phát triển của Fintech tại Việt Nam, những điểm mạnh và điểm yếu của Fintech so với ngân hàng truyền thống, từ đó phân tích xu hướng hợp tác giữa Fintech và ngân hàng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển Fintech trong xu hướng hợp tác này tại Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Fintech và ngân hàng tại Việt Nam: Hợp tác hay cạnh tranh? FINTECH VÀ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM: HỢP TÁC HAY CẠNH TRANH? TS. Phan Thu Hiền Trường Đại học Kinh tế TP.HCM TS. Phan Thị Mỹ Hạnh Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, Fintech đã tạo nên một cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của ngành ngân hàng, tác động rất mạnh và có thể tái định hình ngành tài chính. Bài viết này đi vào phân tích sự phát triển của Fintech tại Việt Nam, những điểm mạnh và điểm yếu của Fintech so với ngân hàng truyền thống, từ đó phân tích xu hướng hợp tác giữa Fintech và ngân hàng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển Fintech trong xu hướng hợp tác này tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Fintech, công nghệ tài chính, cơ hội, thách thức 1. Sự phát triển của Fintech tại Việt Nam Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ trong cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0, một làn sóng các công ty khởi nghiệp tập trung vào lĩnh vực công nghệ trong tài chính đã nổi lên và hình thành các công ty Fintech. Đây là các công ty áp dụng các sáng tạo công nghệ trong các hoạt động và dịch vụ tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Các công ty này áp dụng công nghệ, ứng dụng, sản phẩm, quy trình và mô hình kinh doanh mới vào ngành dịch vụ tài chính, điển hình như các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Fintech đã tạo nên một cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của ngành ngân hàng, tác động rất mạnh và có thể tái định hình ngành tài chính. Trái với thị trường tài chính truyền thống chỉ diễn ra mối tương tác giữa các định chế tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán…) và khách hàng thì với Fintech toàn bộ mô thức cung ứng và vận hành các dịch vụ tài chính đã được thay đổi theo hướng các định chế tài chính, công ty Fintech và khách hàng có mối tương tác và tác động qua lại lẫn nhau thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin (Thành, 2017). Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường tiềm năng bậc nhất trong khu vực cho sự phát triển của Fintech. Thị trường Fintech Việt Nam đã đạt 4,4 tỷ USD vào năm 2017, trong đó thu hút khoảng 129 triệu USD từ các thương vụ đầu tư nước ngoài liên quan đến các công ty Fintech giai đoạn 2016-2017, và dự đoán sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020 theo nghiên cứu của công ty tư vấn Solidiance. Trong năm 2008, ngân hàng Nhà nước đã thí điểm cho một số công ty cung ứng dịch vụ thanh toán trên thị trường. Hoạt động Fintech tại Việt Nam thực sự bùng nổ vào năm 2015 với sự xuất hiện của những ứng dụng thanh toán trên điện thoại như MoMo, Payoo hay 1Pay được sử dụng phổ biến bởi các công ty tài chính tiêu dùng, và dịch vụ cho vay trực tuyến LoanVi (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016). Bên cạnh đó, ngân hàng VP Bank cũng đã phát triển ứng dụng ngân hàng trực tuyến qua di động – Timo. Với những ứng dụng này, các công 295 ty Fintech đang làm thay đổi hình thức thanh toán và mở ra kỷ nguyên ứng dụng công nghệ vào hoạt động cho vay tại Việt Nam (Thành, 2017). Đến năm 2017, có trên 40 công ty Fintech hoạt động tại Việt Nam (cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng như thanh toán, chuyển tiền, huy động vốn, cho vay ngang hàng, quản lý tài chính, hỗ trợ định danh khách hàng điện tử) trong đó 27 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (chiếm trên 60%) đã chính thức được cấp phép hoạt động. Hiện nay, số lượng công ty Fintech đã tăng lên khoảng 80 công ty đang hoạt động tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Các công ty Fintech Việt Nam tập trung khá nhiều cho lĩnh vực thanh toán như MoMo, Payoo hay BankPlus… Một số công ty trong nước đã lấn sân sang mảng Fintech khi đưa ra các ví điện tử phục vụ cho hoạt động thanh toán của khách hàng như FPT E- wallet của FPT, VTC Pay của VTC, Vimo của MobiFone. Hơn 5,76 triệu ví điện tử đã được phát hành và có liên kết với tài khoản ngân hàng để hỗ trợ thanh toán. Ngoài ra, một số mảng khác cũng đã hoạt động như FundStart, Comicola, Betado hay Firststep nhằm gây quỹ cộng đồng; LoanVi với dịch vụ cho vay trực tuyến; BankGo, MoneyLover, Mobivi với quản lý dữ liệu tài chính cá nhân; và ngân hàng kỹ thuật số đầu tiên của Việt Nam với Timo. hông chỉ thu hút sự quan tâm của các công ty Fintech Việt Nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã hướng đến phát triển mảng Fintech tại Việt Nam. Điển hình như vào năm 2016 quỹ đầu tư 500 Startups đã dành 10.000 USD để đầu tư vào khoảng 100-150 dự án startups tại Việt Nam. Các khoản đầu tư của quỹ chủ yếu vào những lĩnh vực công nghệ tài chính, công nghệ giáo dục, thương mại điện tử, quảng cáo, truyền thông và giải trí. Năm 2018, 500 Startups tiếp tục đánh dấu cột mốc đầu tư thứ 20 vào một startup lĩnh vực công nghệ tài chính ứng dụng nền tảng blockchain tại Việt Nam. Bên cạnh đó, WorldRemit, một startup hoạt động trong lĩnh vực chuyển tiền kiều hối tại nh cũng hướng đến mở rộng dịch vụ tại Việt Nam vì đánh giá cao về mức độ chuyển tiền kiều hối ở Châu Á và Việt Nam bằng cách cho phép người dùng có thể gửi tiền ra nước ngoài từ một thiết bị di động hoặc máy tính và người nhận có thể nhận được tiền trong các tài khoản ngân hàng của họ, nhận bằng tiền mặt, nhận bằng một chiếc ví di động hoặc là một dịch vụ top-up qua điện thoại di động. Startup Tapp Commerce cũng triển khai các sản phẩm liên quan đến Fintech nhằm hỗ trợ người dân có thể dễ dàng chuyển và nhận tiền thông qua doanh nghiệp địa phương hoặc ...

Tài liệu được xem nhiều: