Danh mục

FTAs và định hướng cải cách chính sách thuế của Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.23 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) song phương và đa phương phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Bài viết sẽ tập trung vào nghiên cứu một số định hướng cải cách về thuế GTGT và thuế TTĐB của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
FTAs và định hướng cải cách chính sách thuế của Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng FTAs VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA VIỆT NAM FTAs AND THE ORIENTATION REFORM TAX POLICY OF VIETNAM ThS. Kiều Thị Khánh, ThS. Hoàng Hà Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Trong những năm gần đây, Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) song phương và đa phương phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Đây sẽ là bước đệm hỗ trợ tích cực cho tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam, từ đó thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bối cảnh đó đặt ra yêu cầu và thách thức đối với Việt Nam là phải đẩy mạnh cải cách, trong đó cải cách chính sách thuế là yêu cầu bắt buộc đầu tiên để phù hợp với các cam kết hội nhập mà Việt Nam đã ký kết đồng thời đảm bảo cân đối nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Bài viết sẽ tập trung vào nghiên cứu một số định hướng cải cách về thuế GTGT và thuế TTĐB của Việt Nam. Từ khóa: FTA, thuế, Việt Nam ABSTRACT In recent years, Vietnam has been and is increasingly engaged in bilateral and multilateral free trade agreements (FTAs) in accordance with the deepening international economic integration wide. It will serve as a stepping stone for Viet Nams economic restructuring and the reform of its growth model, thereby boosting exports and attracting foreign investment. However, that context poses a challenge and demand for Vietnam to accelerate reform, tax policy reform being the first mandatory requirement in accordance with both Vietnams integration commitments and ensuring the balance of revenue sources for the State budget. The paper will focus on the study some of Vietnams reforms on Value added tax and Special comsumption tax. Keywords: FTA, tax, Vietnam1. Giới thiệu Trong suốt quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam đã ký kết rất nhiều Hiệp định Thương mại tự do(FTA). FTA sớm nhất của Việt Nam chính là AFTA đươc kí vào năm 1996, một năm sau khi Việt Nam gianhập ASEAN – nay đã được thay thế bằng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tiếp đến, năm 2007, ViệtNam gia nhập và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và chính thức bắt tay vàocông cuộc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2015 là một năm đầy bước ngoặt khi Việt Nam liên tiếpký kết các FTA với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á – Âu (EEC) và kết thúc đàm phán FTA với EU, TPP.Tính đến cuối năm 2016, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổngcộng là 16 FTA; đây là một con số rất ấn tượng đối với một nước Châu Á đang phát triển. Trong số 16 FTAnày có 10 FTA đã được thực thi (6 trong 10 FTA này Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên ASEAN,4 FTA còn lại là với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc và EEC); 2 FTA đã kết thúc đàm phán là TPP và Hiệp địnhThương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA); 4 FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn 41 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵngdiện khu vực (RCEP), FTA ASEAN – Hồng Kông, FTA với Isarel và với Khối thương mại tự do Châu Âu(EFTA). Việc tham gia vào các FTA sẽ đem lại rất nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều thách thức choquốc gia đang trên đà phát triển như Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế là bàn đạp cho sự phát triển toàndiện nền kinh tế của Việt Nam nhưng kèm với đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các đối tác nước ngoài cả vềvốn, lao động và trình độ công nghệ. Thêm vào đó, lộ trình cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan đặt ra áp lựccho việc cân đối nguồn thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) cho Việt Nam và áp lực về việc phải đối mặt vớicác hàng rào phi thuế quan nghiệm ngặt của các đối tác. Để phù hợp với bối cảnh này, Việt Nam cần phảiđẩy mạnh cải cách, trong đó cải cách chính sách thuế là yêu cầu bắt buộc đầu tiên. Vậy thì Việt Nam đã cónhững định hướng gì cho cải cách hệ thống thuế? Bài học mà Việt Nam học hỏi từ các quốc gia khác như thếnào?2. Cơ sở lý thuyết2.1. Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do (FTAs) FTA – Free Trade Agreement hay Hiệp định Thương mại tự do được xác lập trên cơ sở tự do đàmphán, thỏa thuận về các ưu đãi đối với thuế nhập khẩu, xuất khẩu; hạn ngạch và lệ phí đối với hàng hóa theolộ trình chung hướng tới cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các quốc gia tham gia Hiệp định, nhằmtiến tới xây dựng một khu vực mậu dịch tự do. * FTA bao gồm 04 loại là: - FTA song phương: đàm phán và ký kết giữa hai quốc gia; - FTA đa phương: đàm phán và ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau; - FTA khu vực: đàm phán và ký kết giữa các quốc gia trong cùng một khu vực; - FTA giữa một quốc gia với một tổ chức. * Nội dung chính trong các FTA: Với mục đích xây dựng một thỏa thuận chung cho các nước thành viên của FTA tự nguyện cắt giảmvà được tiếp nhận các ưu đãi về thuế, lệ phí và hạn ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu nên thông thường FTAsẽ bao gồm 04 nội dung chính sau: - Một là, nội dung về cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan; - Hai là, đưa ra danh mục mặt hàng, lĩnh vực được cắt giảm thuế quan; - Ba là, lộ trình cắt giảm thuế quan; - Bốn là, các quy định về quy tắc xuất xứ của hàng hóa. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia các FTA * Cơ hội: Việc Việt Nam ký kết các FTA song phương và đa phương với các đối tác đã góp phần dỡ bỏ phần lớncác rào cản và điều kiện trong buôn bán, chủ yếu là các hàng rào thuế quan (hầu hết về 0% hoặc dưới 5%) đãtạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: