Danh mục

G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]: Ý THỨC_1

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 117.32 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

SỰ XÁC TÍN CẢM TÍNH, HAY LÀ “CÁI NÀY” VÀ “SỰ CHO RẰNG” [TƯ KIẾN CỦA TÔI VỀ “CÁI NÀY”]SỰ XÁC TÍN CẢM TÍNH, HAY LÀ “CÁI NÀY” VÀ “SỰ CHO RẰNG” [TƯ KIẾN CỦA TÔI VỀ “CÁI NÀY”](177)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC_1G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 1]:Ý THỨC I SỰ XÁC TÍN CẢM TÍNH, HAY LÀ “CÁI NÀY” VÀ “SỰ CHO RẰNG” [TƯ KIẾN CỦA TÔI VỀ “CÁI NÀY”] § 90 SỰ XÁC TÍN CẢM TÍNH, HAY LÀ “CÁI NÀY” VÀ “SỰ CHO RẰNG” [TƯ KIẾN CỦA TÔI VỀ “CÁI NÀY”](177)Cáibiết(178) là đối tượng đầu tiên hay trực tiếp của ta không thể cái gìkhác hơn là chính cái biết mà bản thân là cái biết trực tiếp, cái biết vềcái trực tiếp hay là về cái đang hiện hữu (Seiend) [đang “là” đơnthuần]. Đối với cái trực tiếp ấy, chúng ta phải hành xử (verhalten) theomột phương cách cũng trực tiếp không kém, hay tiếp thu (thụ nhận(aufnehmend) cái biết ấy như nó đang trình ra cho ta; do đó, khôngđược biến đổi điều gì hết nơi nó, và giữ việc lãnh hội (Auffassen) nóđộc lập với việc thấu hiểu nó [bằng Khái niệm] (Begreifen). § 91Nội dung cụ thể của sự xác tín cảm tính làm cho sự xác tín này trực tiếpxuất hiện ra như là [loại] nhận thức (Erkennt-nis) phong phú nhất, thậmchí như là một nhận thức có sự phong phú vô tận; một sự phong phúmà cho dù ta đi ra ngoài trong không gian và thời gian là nơi nội dungấy dàn trải ra cho ta, cũng như khi ta thử lấy ra một mảnh của sự phongphú ấy rồi bằng sự phân chia để đi vào bên trong nó, đều không tìmthấy một ranh giới nào cả. Thêm nữa, sự xác tín cảm tính cũng xuấthiện ra như là nhận thức đúng thật nhất (wahrhalftest), bởi nó chưagạt bỏ bất cứ điều gì ra khỏi đối tượng, trái lại nó có đối tượng trướcmặt mình trong tất cả tính hoàn chỉnh trọn vẹn. Thế nhưng, trong thựctế, sự xác tín này tự cho thấy bản thân nó là sự thật(179) trừu tượngnhất và nghèo nàn nhất. Nó chỉ nói được về cái nó biết điều sau đây:đó là [sự vật đang tồn tại đấy]; và sự thật của nó chỉ chứa đựng đơnđộc cái tồn tại(180) của sự việc (Sache). | Trong sự xác tín này, ý thức –về phía mình – chỉ như là cái Tôi thuần túy; hay trong đó, cái Tôi chỉnhư là Con người này thuần túy, và cũng thế, đối tượng chỉ như là Cái[vật] này thuần túy. Tôi, con người này, sở dĩ xác tín về sự vật nàykhông phải vì Tôi đã phát triển với tư cách là ý thức và đã vận động cáctư tưởng của tôi một cách đa tạp [để tìm hiểu đối tượng]. Và cũngkhông phải vì sự vật mà tôi xác tín, – nhờ dựa trên cái đa tạp của cácthuộc tính khác nhau – có một phức hợp những mối quan hệ phongphú nơi bản thân nó hay có một phức hợp những quan hệ đa dạng vớinhững sự vật khác. Cả hai điều trên đều không liên quan gì đến sự thậtcủa sự xác tín cảm tính: cả cái Tôi lẫn sự vật ở trong sự xác tín ấy đềukhông có ý nghĩa của một sự trung giới (Vermittlung) đa dạng(181); cáiTôi thì không có ý nghĩa của một sự hình dung hay của tư duy đa tạp[thành những biểu tượng], còn sự vật thì không có ý nghĩa của cácthuộc tính đa tạp(182); trái lại sự vật chỉ tồn tại [là]; và nó tồn tại chỉbởi vì nó [đang] tồn tại thế thôi. | Sự vật đang tồn tại; chính điều này làcái bản chất (das Wesentliche) đối với cái biết cảm tính, và chính cáitồn tại thuần túy này, hay chính tính trực tiếp đơn giản này tạo nên sựthật [chân lý] của sự vật [cảm tính]. Cũng thế, sự xác tín, với tư cách làmối quan hệ, là mối quan hệ trực tiếp thuần túy; cái ý thức là Tôi, thếthôi: một cái này [con người này] thuần túy; tức, cái [ý thức] cá biệt[này] biết cái [sự vật] này thuần túy, hay là biết cái cá biệt. § 92Nhưng, nếu ta quan sát kỹ hơn, ta sẽ thấy nơi cái tồn tại thuần túy tạonên bản chất của sự xác tín cảm tính này và được sự xác tín cho là sựthật của nó sẽ còn diễn ra nhiều trò khác nữa(183). Một sự xác tín cảmtính hiện thực thì không chỉ là tính trực tiếp thuần túy này mà còn làmột ví dụ, [một trường hợp điển hình] (ein Beispiel) của tính trực tiếp[đang diễn trò]. Trong vô số những sự phân biệt xuất hiện ra ở đây [nơisự xác tín], ta luôn tìm ra sự khác biệt chủ yếu, tức là từ cái tồn tạithuần túy trong sự xác tín cảm tính lập tức phân đôi ra khỏi nó hai cáiđã được gọi là hai cái này: một cái này như là cái Tôi và một cái nàynhư là đối tượng. Nếu ta phản tư [vì mục đích phân tích về mặt triếthọc] về sự phân biệt này, ắt nó sẽ cho ta thấy rằng, trong sự xác tín cảmtính, cả cái này lẫn cái kia đều không hề chỉ là trực tiếp, trái lại chúngđều đồng thời là được trung giới (vermittelt) cả: cái Tôi có được sự xáctín là thông qua sự trung giới của một cái khác, đó là sự vật; và cũngvậy, sự vật này ở trong sự xác tín là nhờ thông qua một cái khác, đóchính là thông qua cái Tôi(184). § 93 [I. Bước kiểm tra thứ nhất: từ phía cái “tự-mình” của đối tượng:]*Không phải chỉ chúng ta [nhà hiện tượng học] tạo nên sự phân biệt nàygiữa cái bản chất [sự thật] và trường hợp điển hình, giữa tính trực tiếpvà sự trung giới, trái lại, ta tìm thấy sự phân biệt ấy nơi bản th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: