G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 2]: TRI GIÁC_3
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 116.03 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bây giờ, khi tri giác như thế, ý thức đồng thời cũng ý thức rằng nó cũng phản tư vào trong chính nó và rằng, trong việc tri giác, yếu tố đối lập với cái CŨNG xuất hiện ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 2]: TRI GIÁC_3 G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 2]: TRI GIÁC § 121Bây giờ, khi tri giác như thế, ý thức đồng thời cũng ý thức rằng nó cũngphản tư vào trong chính nó và rằng, trong việc tri giác, yếu tố đối lậpvới cái CŨNG xuất hiện ra. Nhưng yếu tố [đối lập] này là sự thống nhất[nhất thể] của sự vật với chính nó, một sự thống nhất loại trừ sự khácbiệt ra khỏi nó. Do đó, chính sự thống nhất này là cái mà bây giờ ý thứcnhận về phía mình, vì bản thân sự vật là sự cùng tồn tại của nhiềuthuộc tính khác nhau và độc lập với nhau. Cho nên ta mới nói về sự vậtrằng: nó là trắng, và cũng là lập phương và cũng là mặn và v.v.. Nhưng,trong chừng mực nó là trắng, thì nó không phải là lập phương, và trongchừng mực nó là lập phương và trắng, thì nó không phải là mặn và v.v..Việc thiết định các thuộc tính này thành cái Một (Ineinsetzen)(224) chỉlà công việc của riêng ý thức nhằm để tránh việc chúng trở thành cáiMột ở trong sự vật. Nhằm mục đích này, ý thức đưa ra [ý tưởng về] cái“trong chừng mực”, nhờ đó bảo tồn các thuộc tính như là tách rờinhau và duy trì sự vật [trong ý nghĩa] như là cái CŨNG. Đúng thực ra,chính ý thức thoạt đầu làm cho mình tự chịu trách nhiệm về cái “tồn tạinhư là Một” này bằng cách là: cái trước đây được gọi là thuộc tính thìnay được [ý thức] hình dung như là “chất liệu [vật chất] tự do” (freieMaterie) [latinh: materia libera: thuật ngữ của vật lý học đương thời][xem: §115]. Bằng cách như vậy, sự vật được nâng lên thành cái CŨNGđích thực, vì nó trở thành một tập hợp của các chất liệu [các yếu tố hợpthành], và thay vì tồn tại như cái Một, nó trở thành một mặt bằng baobọc chung quanh các chất liệu ấy(225). § 122Nếu ta nhìn lại điều ý thức chịu trách nhiệm trong việc đã “nắm lấy”trước đây và rồi “nắm lấy” hiện nay, cũng như điều nó vừa gán cho sựvật trước đây vàđang gán cho sự vật hiện nay, rõ ràng là ý thức đã luânphiên làm cho chính nó cũng như sự vật, cả hai khi thì trở thành một cáiMột thuần túy, không có tính đa thể [“cái Một” kiểu “nguyên tử”], khithì trở thành một cái Cũng tự giải thể thành nhiều “chất liệu” độc lậpvới nhau [nhiều yếu tố cấu thành độc lập]. Vậy, thông qua sự so sánhnày, ý thức nhận ra rằng, không chỉ phương cách nắm lấy cái đúng thậtcủa nó [tri giác] có chứa đựng sự dị biệt của việc lãnh hội và của việcquay trở về nơi chính nó, mà đúng hơn, cả bản thân cái đúng thật – tứcsự vật – cũng tự bộc lộ trong phương cách nhị bội [nhân đôi] này.Như vậy, kinh nghiệm ở đây là: sự vật tự thể hiện ra cho ý thức đanglãnh hội nó bằng một phương cách nhất định, [đặc thù], nhưng đồngthời, sự vật cũng đi ra khỏi phương cách thể hiện nhất định ấy cho ýthức và đã phản tư vào trong chính nó; nói khác đi, sự vật chứa đựngnơi bản thân nó (an ihm selbst) một [tính] chân lý đối lập (eineentgegengesetzte Wahrheit) [với chính mình]. § 123[III. Tiến trình hướng đến “tính phổ biến vô-điều kiện” và hướng đến“vương quốc của giác tính”:]Thế là, ý thức tự mình cũng đi ra khỏi [rời bỏ] phương cách thứ haitrong thái độ hành xử khi tri giác, đó là việc nắm lấy sự vật như là cáiđồng nhất đúng thật, còn xem mình là cái gì không tự-đồng nhất màquay lại vào trong chính mình, ra khỏi sự đồng nhất. | Đối với ý thức,đối tượng bây giờ là toàn bộ tiến trình vận động này mà trước đây đãđược chia đều ra giữa đối tượng và ý thức(226). Sự vật là một cái Một,được phản tư trong chính nó; nó là cho mình, nhưng cũng là cho mộtcái khác; tức là một cái khác tồn tại cho mình chính bởi vì nó tồn tạicho một cái khác. Theo đó, sự vật là tồn tại cho mình và cũng là chomột cái khác: một tồn tại có sự dị biệt nhị bội, nhưng cũng là một cáiMột; tính Một mâu thuẫn với tính dị biệt này của nó. | Do đó, ý thức lạiphải tự chịu trách nhiệm về việc đặt tính dị biệt vào trong cái Một vàtách rời việc này ra khỏi sự vật. Cho nên, ý thức [ắt] phải nói rằng, sựvật, trong chừng mực nó tồn tại cho mình, thì không tồn tại cho mộtcái khác. Thế nhưng, sự tồn tại-như-là Một cũng thuộc về bản thân sựvật như ý thức đã có kinh nghiệm: sự vật là được phản tư vào trongchính nó một cách bản chất. Cái CŨNG – hay là sự phân biệt dửng dưng– tất nhiên cũng rơi vào [thuộc về] sự vật giống như sự tồn tại như làMỘT, nhưng vì cả hai là khác nhau nên không thể rơi vào trong cùngmột sự vật mà là trong những sự vật khác nhau. | Cái mâu thuẫn hiệndiện nơi bản chất khách quan xét như cái toàn bộ chia đều ra nơi haiđối tượng. Tự mình và cho mình, sự vật quả là ngang bằng với chínhmình, nhưng sự thống nhất này với chính mình bị những sự vật khácquấy rối. | Theo cách [hiểu] như thế, sự thống nhất [nhất thể] của sựvật được duy trì, và đồng thời cái tồn-tại-khác [của nó] cũng được duytrì ở bên ngoài sự vật, cũng như ở bên ngoài ý thức(227). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 2]: TRI GIÁC_3 G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 2]: TRI GIÁC § 121Bây giờ, khi tri giác như thế, ý thức đồng thời cũng ý thức rằng nó cũngphản tư vào trong chính nó và rằng, trong việc tri giác, yếu tố đối lậpvới cái CŨNG xuất hiện ra. Nhưng yếu tố [đối lập] này là sự thống nhất[nhất thể] của sự vật với chính nó, một sự thống nhất loại trừ sự khácbiệt ra khỏi nó. Do đó, chính sự thống nhất này là cái mà bây giờ ý thứcnhận về phía mình, vì bản thân sự vật là sự cùng tồn tại của nhiềuthuộc tính khác nhau và độc lập với nhau. Cho nên ta mới nói về sự vậtrằng: nó là trắng, và cũng là lập phương và cũng là mặn và v.v.. Nhưng,trong chừng mực nó là trắng, thì nó không phải là lập phương, và trongchừng mực nó là lập phương và trắng, thì nó không phải là mặn và v.v..Việc thiết định các thuộc tính này thành cái Một (Ineinsetzen)(224) chỉlà công việc của riêng ý thức nhằm để tránh việc chúng trở thành cáiMột ở trong sự vật. Nhằm mục đích này, ý thức đưa ra [ý tưởng về] cái“trong chừng mực”, nhờ đó bảo tồn các thuộc tính như là tách rờinhau và duy trì sự vật [trong ý nghĩa] như là cái CŨNG. Đúng thực ra,chính ý thức thoạt đầu làm cho mình tự chịu trách nhiệm về cái “tồn tạinhư là Một” này bằng cách là: cái trước đây được gọi là thuộc tính thìnay được [ý thức] hình dung như là “chất liệu [vật chất] tự do” (freieMaterie) [latinh: materia libera: thuật ngữ của vật lý học đương thời][xem: §115]. Bằng cách như vậy, sự vật được nâng lên thành cái CŨNGđích thực, vì nó trở thành một tập hợp của các chất liệu [các yếu tố hợpthành], và thay vì tồn tại như cái Một, nó trở thành một mặt bằng baobọc chung quanh các chất liệu ấy(225). § 122Nếu ta nhìn lại điều ý thức chịu trách nhiệm trong việc đã “nắm lấy”trước đây và rồi “nắm lấy” hiện nay, cũng như điều nó vừa gán cho sựvật trước đây vàđang gán cho sự vật hiện nay, rõ ràng là ý thức đã luânphiên làm cho chính nó cũng như sự vật, cả hai khi thì trở thành một cáiMột thuần túy, không có tính đa thể [“cái Một” kiểu “nguyên tử”], khithì trở thành một cái Cũng tự giải thể thành nhiều “chất liệu” độc lậpvới nhau [nhiều yếu tố cấu thành độc lập]. Vậy, thông qua sự so sánhnày, ý thức nhận ra rằng, không chỉ phương cách nắm lấy cái đúng thậtcủa nó [tri giác] có chứa đựng sự dị biệt của việc lãnh hội và của việcquay trở về nơi chính nó, mà đúng hơn, cả bản thân cái đúng thật – tứcsự vật – cũng tự bộc lộ trong phương cách nhị bội [nhân đôi] này.Như vậy, kinh nghiệm ở đây là: sự vật tự thể hiện ra cho ý thức đanglãnh hội nó bằng một phương cách nhất định, [đặc thù], nhưng đồngthời, sự vật cũng đi ra khỏi phương cách thể hiện nhất định ấy cho ýthức và đã phản tư vào trong chính nó; nói khác đi, sự vật chứa đựngnơi bản thân nó (an ihm selbst) một [tính] chân lý đối lập (eineentgegengesetzte Wahrheit) [với chính mình]. § 123[III. Tiến trình hướng đến “tính phổ biến vô-điều kiện” và hướng đến“vương quốc của giác tính”:]Thế là, ý thức tự mình cũng đi ra khỏi [rời bỏ] phương cách thứ haitrong thái độ hành xử khi tri giác, đó là việc nắm lấy sự vật như là cáiđồng nhất đúng thật, còn xem mình là cái gì không tự-đồng nhất màquay lại vào trong chính mình, ra khỏi sự đồng nhất. | Đối với ý thức,đối tượng bây giờ là toàn bộ tiến trình vận động này mà trước đây đãđược chia đều ra giữa đối tượng và ý thức(226). Sự vật là một cái Một,được phản tư trong chính nó; nó là cho mình, nhưng cũng là cho mộtcái khác; tức là một cái khác tồn tại cho mình chính bởi vì nó tồn tạicho một cái khác. Theo đó, sự vật là tồn tại cho mình và cũng là chomột cái khác: một tồn tại có sự dị biệt nhị bội, nhưng cũng là một cáiMột; tính Một mâu thuẫn với tính dị biệt này của nó. | Do đó, ý thức lạiphải tự chịu trách nhiệm về việc đặt tính dị biệt vào trong cái Một vàtách rời việc này ra khỏi sự vật. Cho nên, ý thức [ắt] phải nói rằng, sựvật, trong chừng mực nó tồn tại cho mình, thì không tồn tại cho mộtcái khác. Thế nhưng, sự tồn tại-như-là Một cũng thuộc về bản thân sựvật như ý thức đã có kinh nghiệm: sự vật là được phản tư vào trongchính nó một cách bản chất. Cái CŨNG – hay là sự phân biệt dửng dưng– tất nhiên cũng rơi vào [thuộc về] sự vật giống như sự tồn tại như làMỘT, nhưng vì cả hai là khác nhau nên không thể rơi vào trong cùngmột sự vật mà là trong những sự vật khác nhau. | Cái mâu thuẫn hiệndiện nơi bản chất khách quan xét như cái toàn bộ chia đều ra nơi haiđối tượng. Tự mình và cho mình, sự vật quả là ngang bằng với chínhmình, nhưng sự thống nhất này với chính mình bị những sự vật khácquấy rối. | Theo cách [hiểu] như thế, sự thống nhất [nhất thể] của sựvật được duy trì, và đồng thời cái tồn-tại-khác [của nó] cũng được duytrì ở bên ngoài sự vật, cũng như ở bên ngoài ý thức(227). ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tiểu luận triết học trường phái triết học vấn đề cơ bản triết học chủ nghĩa hegel Chủ nghĩa duy tâm triết học HegelGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 349 2 0
-
21 trang 281 0 0
-
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
30 trang 243 0 0
-
Tiểu luận Triết học: Học thuyết Âm Dương và Văn hóa Trọng Âm của người Việt
26 trang 238 0 0 -
20 trang 237 0 0
-
Tiểu luận kinh tế chính trị: Quy luật giá trị cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường
16 trang 202 0 0 -
Học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng to lớn nhất trong học thuyết kinh tế của C. Mác
7 trang 189 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
Lý giải của Trần Đức Thảo về nguồn gốc của ý thức
4 trang 170 0 0