Danh mục

G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 2]: TRI GIÁC_4

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với điều này, cái “trong chừng mực” cuối cùng – vốn đã tách rời cái tồn tại cho-mình và cái tồn tại cho-cái-khác – cũng sụp đổ theo(234). Đúng hơn, đối tượng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 2]: TRI GIÁC_4 G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 2]: TRI GIÁC § 128Với điều này, cái “trong chừng mực” cuối cùng – vốn đã tách rời cái tồntại cho-mình và cái tồn tại cho-cái-khác – cũng sụp đổ theo(234). Đúnghơn, đối tượng, trong một và cùng một phương diện, là cái đối lậpcủa chính nó; đối tượng là cho-mình, trong chừng mực nó tồn tại cho-cái khác, và tồn tại cho cái-khác, trong chừng mực là tồn tại cho-mình.Nó là cho-mình, được phản tư vào trong chính mình, là cái Một; nhưngcái tồn tại “cho-mình”, phản tư vào trong mình, cái tồn tại là Một nàylại ở trong một sự thống nhất với cái đối lập của nó, [tức] với cái “tồntại cho-cái khác”, và vì thế chỉ được thiết định như là một cái tồn tại-bị-vượt bỏ (aufgehoben); hay nói khác đi, cái tồn tại cho-mình này cũngkhông có tính bản chất giống hệt như cái đã được giả định rằng lẽ ra chỉriêng nó là không-bản chất, đó là: mối quan hệ với cái khác. § 129Qua quá trình này, đối tượng, – trong những tính quy định thuần túycủa nó hay trong những tính quy định (Bestimmhei-ten) được giả địnhlà tạo nên tính bản chất (Wesenheit)(235) của nó – cũng bị vượt bỏgiống như khi nó đã ở trong sự tồn tại cảm tính. Phát xuất từ cái tồn tạicảm tính, đối tượng đã trở thành một cái phổ biến; nhưng cái phổ biếnnày – vì nó có nguồn gốc từ cái cảm tính – nên cũng bị cái cảm tính điềukiện hoá một cách bản chất, và vì thế, nói chung không phải là tính phổbiến thực sự tự-ngang bằng với chính mình, mà là một tính phổ biến bịtác động bởi một sự đối lập (ein Gegensatz)(236). Vì thế, tính phổ biếnnày tự phân cắt thành những đối cực (die Extreme) giữa tính cá biệt vàtính phổ biến, giữa cái Một của các thuộc tính và cái Cũng của các “vậtchất [hay “chất liệu”] tự do”. Các tính quy định thuần túy này có vẻnhư diễn đạt được bản thân tính bản chất, nhưng [thực ra] chúng chỉđơn thuần là một cái tồn tại cho-mình bị tác động bởi cái tồn tại cho-cái-khác. | Nhưng vì lẽ cả hai đều tồn tại một cách bản chất ở trong mộtnhất thể duy nhất [như vừa nói trên kia] nên bây giờ ta có trước mắttính phổ biến tuyệt đối vô-điều kiện, và chính ở đây, ý thức lần đầutiên mới thực sự bước vào vương quốc của GIÁC TÍNH (Reich desVERSTANDES)(237). § 130Vậy, tính cá biệt cảm tính [“cái Này”] tuy đã tiêu biến đi trong tiến trìnhvận động biện chứng của sự xác tín trực tiếp [tức “sự xác tín cảm tính”ở Chương I] và trở thành tính phổ biến, nhưng chỉ là tính phổ biến cảmtính. Sự “cho rằng” [của tôi] đã tiêu biến, và tri giác nắm lấy đối tượngnhư nó tồn tại tự-mình, hay như là cái phổ biến nói chung; tính cá biệt,do đó, lộ diện (hervortritt) ra trong tri giác như là tính cá biệt đúng thật,như cái tồn tại tự-mình của cái Một, hay như sự tồn tại đã được phảntư vào trong chính nó. Thế nhưng, nó vẫn còn là một cái tồn tại cho-mình có điều kiện, bên cạnh nó còn tạo ra một cái tồn tại cho-mìnhkhác, tức là tính phổ biến đối lập lại với tính cá biệt và bị cái cá biệt điềukiện hoá. | Nhưng hai cái đối cực mâu thuẫn nhau này không chỉ tồn tạibên cạnh nhau, mà là ở trong MỘT nhất thể duy nhất, hay, đồng nghĩanhư thế, là tính cách chung (das Gemeinschaftliche) cho cả hai: cái “tồntại cho-mình” bị tác động bởi cái đối lập nói chung, nghĩa là, nó đồngthời không phải là một cái “tồn tại cho-mình”. Sự ngụy biện(238) của[quá trình] tri giác tìm đường cứu vãn các yếu tố này ra khỏi sự mâuthuẫn của chúng, và tìm cách nắm bắt (ergreifen) cái đúng thật thôngqua việc phân biệt giữa các “phương diện”, thông qua việc bám chặt(festhalten) lấy cái “CŨNG” và cái “TRONG CHỪNG MỰC”, và sau cùng,thông qua việc phân biệt “cái không-bản chất” với một “cái bản chất”đối lập với nó. Nhưng các thủ đoạn tìm tòi này – thay vì tránh xa sựnhầm lẫn trong tiến trình lãnh hội – thực ra đã tự chứng tỏ là trốngrỗng, vô hiệu; và cái đúng thật – được giả định sẽ đạt được thông qualô-gíc này của [tiến trình] tri giác – cho thấy là cái đối lập (dasGegenteil) [của chính nó] trong Một và trong cùng Một phương diện,và do đó, chỉ có một tính phổ biến không-được-phân-biệt và không-có-sự-quy-định làm [nội dung] bản chất của nó. § 131Những sự trừu tượng trống rỗng này về “tính cá biệt” và về “tính phổbiến” đối lập lại với tính cá biệt, cũng như về cái “bản chất” lại gắn liềnvới một cái không-bản chất, về “cái không-bản chất” lại đồng thời là tấtyếu; đó là những quyền năng mà “trò chơi” tương tác của chúng chínhlà thứ giác tính tri giác, hay còn thường được gọi là “giác tính lànhmạnh của con người” (gesunder Menschenverstand). | “Giác tính lànhmạnh” này tự cho rằng mình là ý thức thực sự vững vàng, xác thực(gediegn real) nhưng tiến trình tri giác thực chất chỉ là trò chơi của cácsự trừu tượng này; nói chung, nó bao giờ cũng là nghèo nàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: