Danh mục

G. W. G. Hegel : HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN[Phần 7]: (A A) LÝ TÍNH_1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.16 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi ý thức đã đạt đến được ý tưởng rằng: ý thức cá biệt, về mặt tựmình (an sich), là Bản chất tuyệt đối thì ý thức quay trở lại vào trong chính mình. Đối với Ý thức-bất hạnh [trước đây],
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
G. W. G. Hegel : HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN[Phần 7]: (A A) LÝ TÍNH_1G. W. G. Hegel : HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 7]: (A A) LÝ TÍNH SỰ XÁC TÍN VÀ SỰ THẬT CỦA LÝ TÍNH § 231Khi ý thức đã đạt đến được ý tưởng rằng: ý thức cá biệt, về mặt tự-mình (an sich), là Bản chất tuyệt đối thì ý thức quay trở lại vào trongchính mình. Đối với Ý thức-bất hạnh [trước đây], cái tồn tại-tự-mình làcái “ở bên kia” (das Jenseits) đối với bản thân ý thức. Nhưng chính tiếntrình vận động của Ý thức-bất hạnh đã mang lại kết quả là: ý thức ấy đãđặt tính cá biệt vào trong sự phát triển trọn vẹn hay đã thiết định tínhcá biệt – với tư cách là ý thức hiện thực – như là cái phủ định của chínhnó, tức như cái đối cực khách quan; hay nói cách khác, đã nỗ lực thànhcông để bộc lộ [một cách minh nhiên] cái tồn-tại-cho-mình của nó vàchuyển hóa cái tồn tại-cho-mình này thành một tồn tại [một sự kiện, sựvật khách quan]. | Trong tiến trình vận động này, cũng đã hình thànhcho ý thức sự thống nhất của nó với cái Phổ biến này; một sự thốngnhất – bởi cái cá biệt khi bị phủ định thì chính là cái phổ biến – , về mặt“cho ta”, không còn bị rơi ra bên ngoài ý thức nữa; và sự thống nhất ấytạo nên cái bản chất của ý thức ở trong ý thức, xét như là ý thức, bởi ýthức vẫn tự bảo tồn chính mình ngay trong tính phủ định này của nóđối với nó(399). Sự thật của nó xuất hiện ra – ở trong tiến trình suyluận (Schluss) [tổng hợp], nơi các đối cực là tuyệt đối tách rời nhau ra –như là cái [hạn từ] trung giới tuyên bố với ý thức bất biến rằng cái cábiệt đã từ khước chính mình, và tuyên bố với cái cá biệt rằng cái bấtbiến không còn là một đối cực đối với nó nữa mà đã được hòa giải vớinó(400). Cái trung giới này là sự thống nhất vừa biết rõ cả hai đối cựcmột cách trực tiếp, vừa tạo mối liên hệ giữa cả hai; và nó là ý thức vềsự thống nhất này giữa chúng; – sự thống nhất được cái trung giớituyên bố cho ý thức và cũng tức là cho chính bản thân nó – chính là ýthức của sự xác tín rằng nó là tất cả sự thật(401). § 232Bây giờ, từ sự kiện: Tự-ý thức là LÝ TÍNH thì thái độ phủ định của nótrước nay đối với cái tồn-tại-khác, từ nay chuyển hóa thành một tháiđộ khẳng định. Cho tới nay, nó đã chỉ quan tâm đến sự độc lập và tựdo của riêng mình, lo cứu vãn và bảo tồn chính nó cho chính nó trên cáigiá phải trả của thế giới [bên ngoài] hay của hiện thực của chính nó[bởi] cả hai đã xuất hiện ra như là cái phủ định [nhằm phủ nhận] bảnchất của nó. Nhưng [từ nay], với tư cách là Lý tính, được đảm bảo vữngchắc về chính mình, Tự-ý thức sống hòa bình với chúng và có thể [chấpnhận], chịu đựng được chúng, vì nó xác tín rằng bản thân nó là thực tạihay nói cách khác, rằng tất cả hiện thực (Wirklichkeit) không gì kháchơn là chính nó. | Bản thân tư duy của nó là hiện thực một cách trựctiếp, do đó, nó hành xử với hiện thực này như là [thái độ của] thuyếtduy tâm (Idealismus)(402). Đối với Tự-ý thức, khi tự hiểu mình nhưvậy, dường như thể kể từ bây giờ, thế giới mới lần đầu tiên hiện diện. |Trước đây, nó đã không hiểu được thế giới; nó đã [chỉ] ham muốn, vànhào nặn [lao động] thế giới, rồi từ thế giới quay trở lại vào trong chínhmình, tiêu trừ thế giới cho-mình [hưởng dụng] và tiêu trừ chính bảnthân mình như là ý thức: vừa như là ý thức về thế giới như về cái bảnchất, vừa như là ý thức về tính hư vô của thế giới ấy. Chỉ từ bây giờ, saukhi nấm mồ của sự thật của mình đã bị đánh mất [xem §217], sau khibản thân việc tiêu trừ hiện thực của mình đã bị tiêu trừ và ngay khi tínhcá biệt của ý thức trở thành Bản chất tuyệt đối đối với nó, Tự-ý thứcmới khám phá thế giới này như là thế giới hiện thực mới mẻ của chínhmình; mà sự tự tồn bền vững (Bestehen) của thế giới này là mối quantâm [và lợi ích] cho nó, giống như trước đây sự quan tâm [và lợi ích]của nó chỉ nhắm vào sự tiêu biến của thế giới này, bởi lẽ, đối với Tự-ýthức, sự tự tồn của thế giới này trở nên sự thật và sự hiện tiền(Gegenwart) của chính nó: Ý thức xác tín rằng: ở trong thế giới, nó [sẽ]trải nghiệm được chỉ về chính mình mà thôi(403). § 233Lý tính là sự xác tín của ý thức rằng mình là tất cả thực tại (alleRealität); đó là cách phát biểu của thuyết Duy tâm về Khái niệm[Nguyên tắc] của nó [về Lý tính]. Giống như ý thức – khi xuất hiện ranhư Lý tính – có sự xác tín này một cách trực tiếp và tự-mình (an sich),thì thuyết duy tâm cũng phát biểu một cách trực tiếp(404)sự xác tín ấy:“Tôi là Tôi”, theo nghĩa rằng cái Tôi – là đối tượng cho tôi – là đốitượng với ý thức về sự không-tồn tại của bất kỳ đối tượng nào khác,là đối tượng đơn độc, duy nhất, là tất cả thực tại và tất cả những gìhiện tiền (Gegenwart)(405). | Như thế, ở đây, cái Tôi – làm đối tượngcho tôi – không phải như là đối tượng của Tự-ý thức nói chung, cũngkhông phải như là đối tượng của Tự-ý thức tự do [Tự-ý t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: