Ba mươi năm trôi qua, chúng ta đã từng say đắm một Điêu Thuyền sắc nước hương trời, một Chiêu Quân với tiếng đàn nảo nuột, một Mỵ Nương đắm chìm trong nỗi tương tư... Tất cả những người đẹp nghiêng nước nghiêng thành đó đều là hoá thân của một người duy nhất, một nhan sắc rực rỡ, một giọng ca của thế kỷ, một tài năng trăm năm mới có một lần, đó chính là đào thương Hoàng Oanh. Hôm nay, chúng ta sẽ gặp gỡ bà, sẽ cùng bà thăng hoa trên bầu trời nghệ thuật huyền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gã Trương Chi Gã Trương Chi TRUYỆN NGẮN CỦA TRƯƠNG THỊ THANH HIỀNBa mươi năm trôi qua, chúng ta đã từng say đắm một Điêu Thuyền sắc nước hương trời,một Chiêu Quân với tiếng đàn nảo nuột, một Mỵ Nương đắm chìm trong nỗi tương tư...Tất cả những người đẹp nghiêng nước nghiêng thành đó đều là hoá thân của một ngườiduy nhất, một nhan sắc rực rỡ, một giọng ca của thế kỷ, một tài năng trăm năm mới cómột lần, đó chính là đào thương Hoàng Oanh. Hôm nay, chúng ta sẽ gặp gỡ bà, sẽ cùngbà thăng hoa trên bầu trời nghệ thuật huyền diệu.Bà bước ra sân khấu. Mặc áo long bào, đầu đội mũ bình thiên, bà đang là bà hoàng duynhất trong lịch sử Trung Hoa, nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên mắt sắc như dao,nhìn lướt xuống khán phòng như nhìn xuống bề tôi của mình. Ôi, thế là mình lại đượcđứng trên sân khấu, lại được làm bà hoàng lộng lẫy và quyền uy. Cứ như trong mơ, cứnhư mình đã chết và được sống trở lại với cuộc đời mình đã từng sống.Hoàng Oanh đã nghĩ vậy khi ngồi trên ngai vàng. Mới đây thôi, trong cánh gà, bà gặpmột chuyện xúc động tưởng chừng như không ra diễn nổi. Đó là bà đã gặp lại gã TrươngChi, người bà ngỡ suốt cả cuộc đời này bà không bao giờ gặp lại, còn bất ngờ hơn nữakhi bà nhận ra ông lão nông dân nghèo bà gặp cách nay nửa năm lại chính là gã. Sao lúcđó bà lại không nhận ra gã nhỉ, lại không nhận ra dáng đi khập khễnh của gã nhỉ?Hơn nửa năm về trước, bà ngồi buồn bã trước sân chùa. Đó là chùa Nghệ Tâm, nơi dànhcho những nghệ sĩ cải lương về già không nơi nương tựa. Bà đã ở đó hơn năm năm nay,sau khi đã đốt hết vốn liếng của mình vào một sòng bạc. Không nhà, không tiền, khôngcòn ca hát nữa, dĩ nhiên nơi duy nhất để bà dung thân là đây, là chùa Nghệ Tâm này.Bà ngồi ở băng đá bên cạnh hồ sen. Mùa này sen nở kín mặt hồ. Những bông sen phớthồng hiên ngang vươn thẳng lên trời cao khoe sắc. Bà cũng đã từng vươn thẳng ngườikiêu hãnh như vậy trong giới thượng lưu ở Sài Gòn. Và cũng đã từng là người trong giớithượng lưu, là bạn của những bà mệnh phụ phu nhân đài các, chưa kể bà cũng đã từng làmệnh phụ phu nhân đài các.Đang lúc bà mơ màng nhớ lại quá khứ huy hoàng đó, thì ông đến. Không hiểu sao ônglại đến chùa này để thắp hương và cúng dường, bởi chỉ có dân nghệ sĩ mới đến đây. Ôngmặc bộ đồ bà ba đen, mang đôi dép có quai kẹp, dáng đi khập khễnh. Khi đi ra, ông nhìnsững vào bà rồi đến gần, rụt rè hỏi:- Bà có phải là nghệ sĩ Hoàng Oanh không?Bà thoáng mỉm cười hài lòng. Thế ra, khán giả vẫn có người nhớ đến bà. Bà kẻ cả mờiông ngồi. Bà không nhìn thấy vẻ xúc động của ông mà dù có thấy bà cũng không lấy làmlạ, biết bao người đã từng xúc động như vậy khi đứng trước ngôi sao rực rỡ là bà.Chẳng mấy chốc cuộc trò chuyện giữa ông và bà trở nên thoải mái hơn, lại có phần thânthiết. Bà ngạc nhiên khi thấy ông hiểu biết về cải lương còn hơn cả bà. Ông kể vanh váchnhững nghệ sĩ cải lương, những ông bầu, những thầy tuồng nổi tiếng. Rõ ràng cải lươngđã trở thành tôn giáo đối với ông. Cải lương cũng đã trở thành tôn giáo đối với người dânNam Bộ này từ lâu và những nghệ sĩ lừng lẫy như bà đã từng là những vị thánh. Bà hỏiông có biết nghệ sĩ Hoàng Nhân không? Ông trầm ngâm một lát rồi nói, biết chứ. Ôngbiết người ấy hả? Vậy có biết bây giờ ông ấy ở đâu không? Không, tôi không biết. Vậyhả? Bà thở dài thậm thượt, rồi tâm sự rằng, giá như tôi có thể gặp lại ông ấy một lần, mộtlần thôi rồi chết cũng cam. Ông không biết đâu, ông ấy mới đích thực là một tài năng lớncủa sân khấu cải lương. Giọng ca của ông ấy mới đích thực là giọng ca thế kỷ. Thế màchỉ vì tai nạn, ông ấy trở nên....Ừ, tôi có nghe nói. Vì tai nạn ấy mà ông ấy không còn làngôi sao sáng. Cuối đời, ông ấy rất đáng thương. Tôi cũng đáng thương vậy. Bà sụt sùi.Rồi bà khóc thật, những giọt mắt khổ đau đổ xuống vai một người xa lạ. Như ngày xưa,mỗi lần đau khổ vì thất tình, vì thua bạc, bà vẫn thường gục xuống vai gã Trương Chi màkhóc. Lại chỉ là gã Trương Chi an ủi bà, vực bà đứng dậy để rồi sau đó bà tiếp tục lao vàothế giới phù hoa của bà.Ông lão nông dân xa lạ này cũng lại an ủi bà bằng những câu thân quen đến nỗi bàthoáng ngỡ ngàng. Qua cơn bĩ cực đến ngày thái lai. Con người ai không lầm lỗi. Có vấpngã thì mới biết cách đứng lên. Tôi bây giờ còn có thể đứng lên nữa hay sao? Ông coi, tôiđã già, giọng hát đã run, sắc đẹp đã tàn. Đêm qua, tôi xem Bích Huệ biểu diễn trên sânkhấu mà tôi khóc ròng rã suốt đêm vì tủi thân tủi phận. Cái thời tôi nổi tiếng, Bích Huệchỉ được đóng vai người hầu. Thế mà bây giờ nó có một sô diễn riêng mình trên một sânkhấu hết sức hoành tráng. Nghe nói vì nó đang lên nên có người tài trợ cho sô diễn đó.Còn tôi bây giờ, cái ăn còn chưa có, lấy đâu người tài trợ. Còn lâu tôi mới có một sô diễndiễn lại tất cả những vai đã làm nên tên tuổi Hoàng Oanh này. Trời, sao mà tôi được thèmlên sân khấu quá. Tôi thèm được là Điêu Thuyền, được là Chiêu Quân, được là Trưng nữvương lẫm liệt phi thường. Tô ...